Phong tục tập quán:

          Thày tào có vị trí quan trọng trong việc ma và làm chay. Nhà có người chết con cái đến nhà thầy mời về chủ trì các nghi lễ, tìm đất đào huyệt. Người ta kiêng khâm liệm người chết vào giờ sinh của những người trong gia đình. Người chết được liệm vào quan tài để trong nhà hay chỉ bó chiếu ra đến huyệt rồi mới cho vào quan tài. Mộ được đắp đất, xếp đá ở chân mộ. ở một số nơi có tục hoả táng cho những người chết từ 12 tuổi trở lên.

          Lễ làm chay cho người chết diễn ra sau nhiều năm, thường được kết hợp với lễ cấp sắc cho một người đàn ông nào đó đang sống trong gia đình. Lễ tổ chức ba ngày, ngày đầu gọi là lễ phá ngục, giải thoát hồn cho người chết, ngày thứ hai gọi là lễ tắm hương hoa cho người chết trước khi đưa hồn về bàn thờ tổ tiên trong nhà, ngày thứ ba lễ cấp sắc. Người chết được cúng đưa hồn về quê cũ ở Dương Châu.

Lễ hội đón xuân của dân tộc Dao

          Muốn làm nhà phải xem tuổi những người trong gia đình, nhất là tuổi chủ gia đình. Nghi lễ chọn đất được coi là quan trọng. Buổi tối, người ta đào một hố to bằng miệng bát, xếp một số hạt gạo tượng trưng cho người, trâu bò, tiền bạc, thóc lúa, ...

          Một kiểu kiến trúc nhà ở của người Dao

            Nhà ở:

          Kiến trúc nhà ở của người Dao cũng rất phong phú, tuỳ nhóm mà ở nhà trệt hay nửa sàn, nửa đất. Loại nhà nửa sàn nửa đất là loại kiến trúc nhà cửa của riêng người Dao, gắn liền với cuộc sống du canh du cư trước đây. Điều đặc biệt là toàn bộ ngôi nhà của người Dao đều được làm bằng tranh tre nứa lá, không có một chút gạch ngói. 8 cột cái trong nhà được làm bằng những cây gỗ quí, có tuổi rất già 80-90 năm. Mỗi lần chuyển nhà, họ có thể bỏ phên, tranh tre nứa lá còn những cột cái bằng gỗ quí có sức bền với thời gian thì họ chuyên chở đi để làm ngôi nhà nơi ở mới.

          Người Dao ở vùng cao quen dùng địu có hai quai đeo vai, vùng thấp gánh bằng đôi dậu. Túi vải hay túi lưới đeo vai rất được họ ưa dùng.

           Họ tộc:

          Người Dao có nhiều họ, phổ biến nhất là các họ Bàn, Ðặng, Triệu. Các dòng họ, chi họ thường có gia phả riêng và có hệ thống tên đệm để phân biệt giữa những người thuộc các thế hệ khác nhau.

           Sinh đẻ:

            Dưới chế độ cũ, ở người Dao nạn "hữu sinh vô dưỡng" hoặc hiếm con rất phổ biến, nên sinh đẻ là điều mong ước chính đáng của những người đã thành vợ thành ...

       Văn hóa dân tộc Dao:

          Nơi cư trú:

          Người Dao sống thành cộng đồng ở các huyện  Đà Bắc, Lương Sơn, KimBôi, Cao Phong, Kỳ Sơn và Thành Phố Hòa Bình. Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận mình là con cháu của Bản Hồ (Bàn vương), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng ở người Dao.

          Nghề nghiệp:

          Người Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương và lúa nước với kỹ thuật canh tác khá tiến bộ. Họ vừa làm nương vừa làm ruộng. Xưa kia họ chuyên du canh du cư, nghĩa là sau dăm bảy năm họ bỏ làng bỏ bản đi tìm vùng đất mới. Ngày nay người Dao đã bỏ phong tục đó, xây dựng cuộc sống mới định canh định cư. Vừa phát triển nương rẫy vừa bảo vệ và khai thác rừng hợp lý. Nương, thổ canh hốc đá, ruộng là những hình thức canh tác phổ biến ở người Dao. Tuỳ từng nhóm, từng vùng mà hình thức canh tác này hay khác nổi trội lên như: Người Dao Quần Trắng, Dao áo Dài, Dao Thanh Y chuyên làm ruộng nước. Người Dao Ðỏ - thổ canh hốc đá. Phần lớn các nhóm Dao khác làm nương du canh hay định canh. Cây lương thực chính là lúa, ngô, các loại rau màu quan trọng như bầu, bí, khoai... Họ chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà ở vùng lưng chừng núi và vùng ...

            Hôn nhân gia đình:

          HôTrong phong tục cưới hỏi của người Mông tục bói số hợp vợ, hợp chồng là một khâu hết sức quan trọng, việc này quyết định cho sự thành hôn hay không của đôi trai gái trẻ. Qua khâu nắm bắt thông tin người con gái được người nhà trai chấp nhận thì nhà trai tiến hành làm thủ tục bói số để đoán biết số mệnh của cô dâu tương lai và con trai nhà mình có hợp số mệnh không? Có sống được cả đời tới khi già không?

          Tục bói số vợ chồng của vùng người Mông có hai hình thức khác nhau.Hình thức thứ nhất bói bằng hương:Khi bói người cha hay mẹ của con trai lấy ba nén hương đốt cháy sẵn ra đứng chính giữa ngoài cửa chính đọc lời cầu khấn với ma trời, ma đất, đọc ngày tháng năm sinh, con gái thứ mấy của nhà gái với con trai nhà mình sau đó quay vào trong nhà đứng tại cột ma chính đọc lời cầu khấn một lần nữa, đọc xong họ cắm cả ba nén hương xuống gốc cột ma chính, họ theo dõi và đoán biết kết quả tốt xấu qua quá trình cháy của ba nén hương đó nếu ba nén hương cháy đều nhau đến hết là được. Nếu có một nén hương cháy ở độ cao hơn, hai nén cháy thấp hơn đều nhau là rất tốt nó biểu hiện nén hương cháy cao hơn là cha mẹ trụ cột gia đình, còn hai nén cháy thấp đều nhau là cô dâu, chú ...

       . Nơi cư trú:

           So với dân tộc khác ở tỉnh Hoà Bình, người Mông chiếm số lượng ít và thường cư trú ở địa hình núi cao hiểm trở, vách đá cheo leo hay quanh thung lũng vực hẻm, nơi có độ ẩm cao, quanh năm mây mưa và sương mù bao phủ. NgườiMôngsống tập trung ở xã Hang Kiavà Pà Còcủa huyện Mai Châu. Trước đây, người Mông thường sống du canh, du cư. Từ những năm 70-80 đến nay đã định canh, định cư ổn định và cùng phát triển chung với các dân tộc anh em khác.

          Sống rải rác trên các triển núi cao giữa thiên nhiên, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn nhưng đồng bào Mông có một đời sống tinh thần, tâm linh phong phú, đa dạng. Lịch sử dân tộc và điều kiện sống đã sản sinh ra nền văn hoá truyền thống Mông mang đậm dấu ấn miền núi cao vừa khắc nghiệt vừa trữ tình. 

Lên nương giúp mẹ

         Trang phục:

         Người dân ở đây vẫn trồng đay, xe sợi, dệt vải, nhuộm và cắt may để làm ra bộ trang phục truyền thống đặc sắc. Trang phục của người H’Mông có kết cấu hoa văn khác lạ. Sự tài tình của người Mông chính là họ có thể làm ra những bộ trang phục của dân tộc mình bằng chính nguyên liệu thiên nhiên là cây lanh. Trồng cây lanh dệt vải để làm ra trang phục là công ...

           Lễ hội truyền thống:

          Lễ hội xưa của người Thái Mai Châu có nhiều như Cầu mùa, Cầu mưa, Nhóm lửa về nhà mới, Mừng cơm mới, Lễ bỏ vía...Có một lễ hội đặc biệt gắn với bản thân người thầy mo là lễ hội Chá Chiêng. Theo các bậc cao niên ở các bản làng đồng bào thì lễ hội Chá Chiêng có từ xa xưa. Thủa đó, “mặt đất còn như lá đa, bầu trời như nắp con ốc, rừng núi như dấu chân con gà”, Chá Chiêng đã được các thầy mo tổ chức. Lễ hội Chá Chiêng( còn gọi là lễ Xăng Khan) là ngày hội có quy mô và ý nghĩa cộng đồng lớn nhất của đồng bào Thái. Mục đích và ý nghĩa của lễ hội là ngày tạ ơn các ông mo đối với tổ tiên và những người thầy đã dạy cách bốc thuốc chữa bệnh cứu vớt chúng sinh.Cứ 3 hoặc 5 năm một lần vào khoảng tháng 11 Âm lịch, khi bắp ngô trên nương đã gùi hết về nhà, lúa ngoài đồng đã gánh hết về bản, hoặc tháng 2, tháng 3 Âm lịch của năm sau là tháng tốt, tháng lành, ở nhiều bản Thái mở hội Xăng Khan để chào mừng xuân mới và mong sức khỏe. Thời gian mở hội từ 2 đến 3 ngày.

          Thầy mo của người Thái (còn gọi là Mùn, Mường), trước hết là người có hiểu biết về nhiều mặt, nhất là phong tục của tộc người mình. Thầy mo vừa là thầy, vừa là người cùng cai quản bản mường cùng ...

Liên kết web :
Đang online : 7
Hôm nay : 100
Tháng hiện tại : 9778
Tổng lượt truy cập : 1508987