Ngày 10/2 (mùng 6 Tết âm lịch), UBND xã Pà Cò, huyện Mai Châu đã tổ chức lễ hội Gầu tào năm 2019. Dự lễ hội có lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện Mai Châu, nhân dân hai xã Hang Kia, Pà Cò và đông đảo du khách thập phương.

Lễ hội Gầu tào là lễ hội có truyền thống lâu đời trong phong tục của người Mông. Từ năm 2017, lễ hội chính thức được phục dựng tại hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu. Lễ hội được chia làm hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ bắt đầu từ nghi lễ trồng cây nêu. Cây nêu trong lễ hội Gầu tào mang biểu tượng cây thiêng nối trời với đất, nguyện cầu sinh con, vụ mùa bội thu. Từ lâu cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người Mông thường dựng cây nêu và coi đây là biểu tượng thiêng liêng, tránh những xui xẻo và mang lại may mắn cho năm mới. Sau nghi thức dựng cây nêu, trai gái bản Mông cùng nắm tay nhau múa vòng theo nhịp khèn. Trong văn hóa của người Mông, tiếng khèn thể hiện tâm linh, tín ngưỡng truyền thống, là vật linh thiêng trong các nghi lễ, lễ hội của người Mông.


Nghi lễ chính trong lễ hội Gầu tào là lễ dựng cây Nêu với nguyện cầu sinh con và cầu mùa màng bội thu. 



 

Nhân dịp năm mới, Thư viện tỉnh Hòa Bình xin được gửi tới quý bạn đọc và gia đình lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, an khang thịnh vượng - Vạn sự như ý

...
Hòa Bình Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Hoà Bình là một tỉnh miền núi có nền "Văn hoá Hoà Bình" nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ, là vùng sử thi huyền thoại “Đẻ đất đẻ nước”, là miền đất âm vang tiếng cồng, tiếng chiêng, vùng của những lễ hội giầu bản sắc dân tộc Tây Bắc, của kho tàng phong phú về văn nghệ dân gian các dân tộc: Mường, Dao Thái, Mông...  Là quê hương của những làn điệu dân ca "ngọt như mật ong, trong như dòng suối"; những trường ca, truyện thơ đậm nét văn hóa dân tộc và chất nhân văn tinh tế…  Mời bạn đến với mảnh đất Hoà Bình để cùng khám phá và cảm nhận vẻ đẹp của một miền văn hoá giàu bản sắc.

I. Khi nhắc đến văn hóa Hòa Bình, không thể không nhắc tới văn hóa của người Mường.

Trong cộng đồng 7 dân tộc gồm Mường, Dao, Thái, Tày, Mông, Kinh và Hoa đang sinh sống trên mảnh đất Hòa Bình thì người Mường chiếm tới 63,3% và được gắn liền với những địa danh nổi tiếng là Bi, Vang, Thàng, Động, cùng áng sử thi “Đẻ đất, đẻ nước.” 

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, người Mường Hòa Bình có những đặc trưng riêng về ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán... tạo nên vẻ đẹp phong phú và đặc sắc trong bức tranh văn hóa Hòa Bình.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mường Hòa Bình vẫn được ...

Nhân dịp năm mới, Thư viện tỉnh Hòa Bình xin được gửi tới quý bạn đọc và gia đình lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, an khang thịnh vượng - Vạn sự như ý

...
Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 6/1/1946 đã đi vào lịch sử dân tộc ta như một mốc son chói lọi, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ, mở ra một thời kỳ phát triển mới về thể chế chính trị ở Việt Nam.

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử cũng đánh dấu sự ra đời của Quốc hội Việt Nam, một thiết chế dân chủ, thiết chế trụ cột trong Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, tất cả các công dân từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, giàu, nghèo, tôn giáo, chính kiến đã náo nức tham gia cuộc Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trải qua 70 năm hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh tiếp tục đổi mới, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và thực chất hơn; ngày càng khẳng định vững chắc vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong khuôn khổ các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Quốc hội Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội thảo khoa học Quốc hội Việt Nam – 70 năm hình thành và phát triển. Cuộc hội thảo diễn ra ngày 8/12/2015 tại Nhà ...

Liên kết web :
Đang online : 1
Hôm nay : 51
Tháng hiện tại : 10642
Tổng lượt truy cập : 1391282