Về xây dựng vốn tài liệu: Xây dựng vốn tài liệu nhằm tạo lập, tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin của thư viện đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của người sử dụng. Xây dựng vốn tài liệu bao gồm một số nội dung chính sau đây: Xác định chính sách phát triển vốn tài liệu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng người sử dụng mà thư viện có trách nhiệm phục vụ; Tổ chức thu thập tài liệu bằng các hình thức khác nhau (mua tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành hoặc các tổ chức, doanh nghiệp có chức năng kinh doanh, xuất nhập khẩu sách, báo theo quy định của pháp luật, nhận theo chế độ lưu chiểu các xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Tự chuyển dạng tài liệu theo quy định của pháp luật; mua quyền truy cập cơ sở dữ liệu, tài liệu điện tử; Liên thông tài liệu giữa các thư viện trong nước; Mượn, trao đổi tài liệu với các tổ chức, cá nhân trong nước, trao đổi tài liệu với thư viện, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tài liệu do tổ chức, cá nhân chuyển giao, hiến tặng); Thực hiện thanh lọc tài liệu.Việc xây dựng vốn tài liệu thư viện phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, ...
Dịch vụ sao chụp tài liệu (in ấn, photocopy, số hóa tài liệu) tại thư viện được tiến hành nhằm hỗ trợ NSD trực tiếp khai thác, sử dụng những thông tin, tri thức mà họ cần đến để đáp ứng nhu cầu của mình. Việc triển khai dịch vụ sao chụp, nhân bản tài liệu của thư viện phải tuân thủ một số quy tắc nhất định và phải được quy định cụ thể trong nội dung chính sách sử dụng các dịch vụ, ví dụ:
+ Hạn chế đến mức cao nhất việc sao chụp toàn bộ một tài liệu: Không cho phép sao chụp toàn bộ một tạp chí mà chỉ sao chụp một/một số bài báo trong tạp chí đó theo yêu cầu NSD; không sao chụp toàn bộ một cuốn sách mà chỉ sao chụp một phần, chương,... của sách. Riêng đối với việc sao chụp tài liệu xám (luận văn, luận án khoa học, báo cáo kết quả nghiên cứu,...) trong giới hạn cho phép 10% tổng số trang của tài liệu.
+ Hạn chế số lần sao chụp trên một tài liệu: Số lần sao chụp trên một tài liệu được cung cấp đến người dùng chỉ được phép sao chụp tối đa là một lần. Để tránh sao chụp nhiều lần trên một tài liệu, các thư viện cần có các biện pháp về công nghệ để bảo đảm rằng mức giới hạn cho phép của thư viện là 10% tổng số trang của tài liệu. Nếu không ngăn chặn hành vi ...
1. Chính sách về quyền truy cập liên quan đến QTG
Hiện nay, trong bối cảnh nguồn tài nguyên điện tử tại các thư viện có xu hướng tăng lên và lượng người truy cập nguồn tài nguyên điện tử cũng ngày ...
Cuộc thi tìm hiểu lịch sử“Tỉnh Hòa Bình – 130 năm xây dựng và phát triển 1886 - 2016”
Câu 1. Bạn hiểu “nền Văn hóa Hòa Bình” như thế nào? Phân biệt sự khác nhau giữa khái niệm “nền Văn hóa Hòa Bình” với “Văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình”?
Những giá trị tiêu biểu của “Văn hóa Mo Mường” đối với người Mường ở tỉnh Hòa Bình là gì?
Đáp án:
*Khái niệm “ nền Văn hóa Hòa Bình”:
- “Nền Văn hóa Hòa Bình” là tên gọi nền văn hóa thời kỳ tiền sử - nền văn hóa đặc trưng cho các nước Đông Nam Á lục địa và phía Nam Trung Quốc - trong đó, tỉnh Hòa Bình là địa điểm đầu tiên được phát hiện.
- Niên đại của “Văn hóa Hòa Bình” khoảng 18.000 năm kéo dài đến 7.500 năm cách ngày nay, thuộc thời kỳ đồ đá cũ. Các di chỉ tìm thấy và khai quật ở tỉnh Hòa Bình có khung niên đại cách ngày nay từ 11.000 - 12.000 năm.
- Do độ đậm đặc các di chỉ của tầng văn hóa này ở tỉnh Hòa Bình, các nhà khảo cổ học đã lấy tên của tỉnh đặt cho nền văn hóa ấy.
- Trên cơ sở khai quật các di chỉ tại vùng núi đá vôi tỉnh Hòa Bình, năm 1927 nhà khảo cổ người Pháp Madelene Colari đã đề xuất khái niệm “Văn hóa Hòa Bình”. Năm 1932, Hội nghị Các nhà tiền sử Viễn Đông lần thứ nhất họp tại Hà Nội đã thừa nhận thuật ngữ “Văn hóa Hòa Bình”, khẳng định ...