Hòa Bình - Các chuyến xe thư viện lưu động đến với học sinh người dân vùng sâu, vùng xa, các trường học trong tỉnh, góp phần nâng cao kiến thức, nâng cao sự hiểu biết.
Mô hình xe thư viện lưu động đa phương tiện được Thư viện tỉnh Hòa Bình triển khai từ năm 2018. Mỗi chuyến xe thư viện lưu động đa phương tiện được trang bị hơn 4.500 đầu sách các loại, cùng với 6 máy tính, 1 máy chủ, phần mềm, máy chiếu, ti vi, tài liệu điện tử, máy phát điện và ghế ngồi phục vụ đọc sách, xem ti vi.
Ông Nguyễn Mạnh Trưng - Phó Giám đốc Thư viện tỉnh Hòa Bình cho biết, trung bình mỗi năm, Thư viện tỉnh tổ chức khoảng hơn 20 cuộc tuyên truyền xe thư viện lưu động đa phương tiện đến các địa phương, trường học trong tỉnh.
Theo ông Trưng, tại mỗi điểm đến, cán bộ thư viện vừa thực hiện nhiệm vụ giúp bạn đọc tiếp cận tri thức, vừa tuyên truyền văn hóa đọc bằng cách tổ chức các trò chơi, cuộc thi tìm hiểu về sách, tác giả... để người đọc cảm thấy hứng thú với việc đọc và tìm hiểu thông tin.
Ngoài ra, trong các dịp này Thư viện tỉnh Hòa Bình còn có những hoạt động ý nghĩa như luân chuyển sách, trao tặng sách cho các thư viện cơ sở, góp phần bổ sung nguồn sách mới giúp độc ...
BDK - Là một nhà cách mạng yêu nước, đồng chí Huỳnh Tấn Phát được Đảng, Nhà nước và nhân dân tín nhiệm trao giữ nhiều trọng trách trong cả giai đoạn chiến tranh và sau giải phóng: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Phó thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng
Hiệp định Pari về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, đã tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Từ Hiệp định này, quân xâm lược Mỹ đã phải cuốn cờ rút khỏi Việt Nam, tạo thế xoay chuyển có lợi cho cách mạng Việt Nam, dẫn đến ngày toàn thắng 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Từ sau Hiệp định Giơnevơ 1954, đế quốc Mỹ nhanh chóng nhảy vào miền Nam, thế chân thực dân Pháp, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Việt Nam một lần nữa trải qua cuộc chiến tranh trường kỳ, bền bỉ chống Mỹ để đi tới việc ký kết Hiệp định Pari, ngày 27 tháng 1 năm 1973.
Năm 1968, sau hàng loạt những thất bại nặng nề của chiến lược "chiến tranh cục bộ" và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, cuộc đàm phán giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức diễn ra ở Pari. Phái đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Xuân Thuỷ đứng đầu, đã khẳng định lập trường không thay đổi của Việt Nam là trước tiên Mỹ phải chấm dứt không điều kiện các cuộc ném bom bắn phá và mọi hoạt động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, sau ...
ĐCSVN) - Hy sinh khi mới 40 tuổi, gần hai mươi năm hoạt động cách mạng liên tục và sôi nổi, dù ở cương vị và điều kiện nào, đồng chí Lê Hồng Phong luôn thể hiện là tấm gương sáng ngời của một nhà lãnh đạo xuất sắc, người chiến sĩ cộng sản kiên cường: sống vì Đảng, chết không rời Đảng, trọn đời hy sinh phấn đấu vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 tại xã Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có truyền thống yêu nước, với nhiều sĩ phu nổi tiếng, tận mắt chứng kiến cảnh đất nước lầm than, nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, người thanh niên giàu nhiệt huyết, bản lĩnh, kiên cường Lê Hồng Phong đã tiếp bước truyền thống của lớp lớp cha anh sớm dấn thân vào con đường cứu nước, cứu dân.
Bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của người thanh niên xứ Nghệ là cuộc gặp gỡ đầu tiên với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại một cơ sở bí mật của Tâm Tâm xã ở Quảng Châu (Trung Quốc), tháng 12/1924. Sớm nhận thấy những phẩm chất cách mạng ưu tú, tài năng của Lê Hồng Phong, Người đã lựa chọn Lê Hồng Phong cùng một số thanh niên yêu nước vào Nhóm Việt Nam Thanh niên Cộng sản ...
Xin ông cho biết quan điểm về văn hóa đọc và sự cần thiết của nó trong qúa trình phát triển đất nước?
GS Chu Hảo: - Trước hết ta phải thống nhất với nhau về việc thế nào là văn hóa đọc, và văn hóa đọc có vai trò như thề nào đối với xã hội. Trả lời thấu đáo vấn đề này là một công việc rất nặng nề, không thể nói hết trong khuôn khổ một bài phỏng vấn.
Cần phải nói ngay rằng vấn nạn chủ yếu của chúng ta hiện nay không chỉ là sự thiên lệch quá đáng về phía vật chất mà coi nhẹ tinh thần. Dĩ nhiên, sau một thời kỳ khó khăn kéo dài, thì tâm lý chuộng vật chất là điều bình thường. Tuy nhiên, có một vấn đề mà không phải ai trong chúng ta - kể cả các nhà quản lý - cũng nhận thức được, đó là: vấn nạn lớn nhất của nước ta hiện nay không phải là kinh tế; vấn đề mang tính ...
Trong thời đại ngày nay, thời đại của khoa học và công nghệ, thời đại của nền kinh tế tri thức, thông tin giữ vai trò quan trọng. Hoạt động thông tin thư viện thời kỳ hiện đại đã và đang và sẽ tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
1. Thực trạng hoạt động thông tin thư viện thời kỳ đổi mới trong lĩnh vực khoa học, giáo dục và đời sống xã hội
* Trong lĩnh vực khoa học: TT - TV có vai trò ...
- Món ngon Hòa Bình: Hoang sơ và đơn giản
- Chàng trai Mường gây chú ý trên truyền hình Nga
- Đại hội đại biểu Hội Cựu chiến binh tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2012-2017 thành công tốt đẹp
- Công nghệ số làm biến tướng văn hóa đọc?
- Bế mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
- Sáu bông lúa vươn lên từ mặt nước được chọn là biểu tượng T.P Hòa Bình
- Lấy ý kiến nhân dân lựa chọn biểu tượng thành phố Hoà Bình
- Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan dự lễ khai giảng tại trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ
- Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường
- Tấm bản đồ cổ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc lãnh thổ Trung Quốc