Trong sự nghiệp đấu tranh và giải phóng dân tộc đem lại hoà bình, độc lập, tự do cho Tổ Quốc, có biết bao người con anh dũng đã vì Dân, vì Đảng mà hy sinh một cách oanh liệt như các đồng chí: Trần Phú, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong… máu đào của những người con yêu nước ấy đã tô thắm lá cờ của Tổ Quốc, cho đất nước ta nở hoa, kết trái. Đồng chí Lương Khánh Thiện – người cộng sản trung kiên cũng là một trong những người con ưu tú được ghi danh là đại diện tiêu biểu thời kỳ đầu thành lập và xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam.

Đồng chí Lương Khánh Thiện sinh năm 1903, trong một gia đình nông dân ở thôn Mễ Trang, xã Liêm Chính, huyện Thanh Liêm, nay thuộc tỉnh Hà Nam. Quá trình tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn trẻ, cho đến khi toà án của đế quốc Pháp kết án tử hình năm 1941, đồng chí luôn giữ vững tinh thần không khuất phục của người chiến sĩ cộng sản yêu nước. Đồng chí là nhà lãnh đạo chân chính, một cán bộ tài năng của Đảng ta. Với phương pháp và phong cách cách mạng quyết đoán, sáng tạo, đồng chí đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, làm nòng cốt trong phong trào cách mạng của Đảng ta. Hy sinh khi tuổi đời còn trẻ, đồng chí là tấm gương sáng về ý chí cách mạng kiên cường, khí tiết hiên ngang, sẵn sàng hy ...

          Mùa thu năm 1945, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành Tổng khởi nghĩa thành công, đập tan xiềng xích nô lệ ngót 80 năm của chế độ thực dân cũ. Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là mốc vàng lịch sử, đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên độc lập, tự do và Chủ nghĩa xã hội.

          Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuyên bố trước quốc dân đồng bào ta và toàn thế giới: ‘‘ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập ’’.

         Nhân kỷ niệm ngày lễ trọng đại của dân tộc ta, Thư viện tỉnh Hòa Bình giới thiệu tới bạn đọc một số tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc và cũng là tư liệu quý cho bạn đọc tham gia tìm hiểu, đọc, học tập và nghiên cứu.

Sách hiện đang có tại Phòng Mượn sách và sẵn sàng ...

            Đã hơn hai thế kỷ đã trôi qua, kể từ khi truyện cố Grim của 2 anh em người Đưc Jaco Grim và Wilhey Grim lần đầu xuất bản ( năm 1812)  những câu chuyện kể trong Truyện cổ Grim đã làm lay động hàng triệu trái tim của những độc giả nhỏ tuổi trên khắp thế giới.

           Cuốn sách "Truyện cổ Grim " của nhà xuất bản Văn Học, do dịch giả Lương Văn Hồng dịch, sách dày 575 trang, khổ 16 x 24cm đựơc xuất bản năm 2017.

            Với 140 câu chuyện cổ tích, tập hợp những câu chuyện điển hình, đi sâu vào tiềm thức người đọc bao thế hệ. Mỗi câu chuyện trong bộ sách không chỉ là những  điều thú vị về thế giới cổ tích diệu kỳ, mà còn  cung cấp những bài học cuộc sống ý nghĩa: Chính nghĩa bao giờ cũng thắng phi nghĩa, thiện bao giờ cũng thắng ác, dù ở góc nào trên trái đất, truyện cổ tích Grim phản ánh ước vọng sống trong hòa bình, hạnh phúc của các dân tộc.

             Đọc truyện cổ Grimm, các em  không những chỉ thấy lòng mình ấm áp hẳn lên vì nội dung nhân đạo của nó, trí óc mình sắc sảo thêm lên vì những kinh nghiệm về cuộc sống dồi dào chứa đựng trong từng câu chuyện. Đến với thế giới truyện cổ Grim, các em sẽ gặp cô bé chăn ngỗng đáng yêu; nàng  Bạch Tuyết xinh đẹp; chú bé tí ...

Mo Mường  là một hiện tượng văn hóa đặc sắc mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của người Mường đã từ lâu được nhiều học giả trong nước và nước ngoài quan tâm sưu tầm và nghiên cứu. Việc nghiên cứu về Mo Mường đã bắt đầu từ thời thuộc Pháp,cho đến hiện nay, Mo Mường vẫn là hiện tượng văn hóa hấp dẫn trong giới nghiên cứu khoa học xã hội , những người ái mộ văn chương và văn hóa dân tộc, đặc biệt với khách du lịch trong và ngoài nước.Trong bài viết này Thư viện tỉnh Hòa Bình muốn giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách“Mo Mường Hòa Bình” để bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về hiện tượng văn hóa đặc sắc này.Trong  suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, các thế hệ cha ông trên mảnh đất Hòa Bình đã sáng tạo, chắt lọc và để lại cho hôm nay một kho tàng di sản phong phú và đặc sắc.Năm 2010, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trương xuất bản cuốn sách “ Mo Mường Hòa Bình”Cuốn sách Mo Mường Hòa Bình do UBND tỉnh ấn hành có dung lượng 1.520 trang in trên khổ giấy 19 x 27 cm, giấy in bóng, đẹp. Căn cứ theo nội dung từng đọn mo, từng thể loại mo, cuốn sách chia thành 140 cát (các chương, phần). Mo dài, ngắn có nội dung khác nhau và phân chia thành 4 thể loại mo chính là: mo kể chuyện, mo hòm, mo cuối lìa và mo nghi lễ và được chia làm 2 phần: phần ghi âm ...

               Làm trai phải lạ ở trên đời

               Há để càn khôn tự chuyển dời

             Trong khoảng trăm năm cần có tớ

             Sau này muôn thuở, há không ai?

             Non sông đã chết sống thêm nhục,

             Thánh hiền còn đâu học cũng hoài

             Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,

             Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi

Những câu thơ kêu gọi tinh thần yêu nước thương nòi của cụ Phan Bội Châu - một chí sĩ yêu nước vĩ đại của lịch sử dân tộc đầu thế kỷ XX đã đọng lại trong tâm trí của biết bao thế hệ, làm thức tỉnh lòng người. Đặc biệt là đối với những người làm cách mạng.Trong đó có đồng chí Chu Huy Mân, lãnh đạo tiền bối của Đảng và cách mạng Việt Nam. Đồng chí Chu Huy Mân sinh ra trong một gia đình có tám chị em tại xã Yên Lưu, bên bờ sông Lam( nay là xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An). Là một thanh niên sớm giác ngộ trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930, trực tiếp tham gia cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, kinh qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc ...

          Cách đây đúng 68 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế căn dặn với ba điều quý báu:Trước hết là phải thật thà đoàn kết – Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích.Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bácsỹ, dược sỹ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân.

           Thương yêu người bệnh – Người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình,  coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. “Lương y phải như từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng.

           Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chǎm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch ...

Liên kết web :
Đang online : 13
Hôm nay : 1107
Tháng hiện tại : 7023
Tổng lượt truy cập : 1276731