NỀN VĂN HÓA HÒA BÌNH (Phần 2)

 VĂN HÓA HÒA BÌNH CỔ ĐẠI

          Trong chương 2 của bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến "Văn hóaHòa Bình"với nghĩacụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau mà cụ thể ở đây là "Văn hóa Hòa Bình".

          CƠ SỞ TỔNG QUÁT VỀ VĂN HÓA HÒA BÌNH CỔ ĐẠI

          Nói đến"Văn hóa Hòa Bình" là nói về một nền văn hóa cổ đại đã xuất hiện và tồn tại trên địa phận nước Việt tiền sử, có khung niên đại mở đầu cách ngày nay khoảng 18.000 và khung niên đại kết thúc cách ngày nay khoảng 7.500 năm (thời kỳ đồ đá). Thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình"được giới khảo cổ học chính thức công nhận từ ngày 30 tháng 1 năm 1932, do đề xuất của Madeleine Colani, sau khi đã được Đại hội các nhà Tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua. Khởi thủy, cụm từ này được dùng để nói đến nền văn hóa cuội được ghè đẽo trên khắp chu vi hòn cuội để tạo ra những dụng cụ từ thời đá cũ đến thời đá mới. Qua thời gian, cụm từ này đã được đề nghị mang những tên khác nhau và có những ý nghĩa cũng khác nhau. Nhưng thời gian gần đây, hoạt động của các nhà khảo cổ học trong suốt từ năm 1975 lại đây đã cho thấy một hướng mới về quan niệm khác về thời đại cũng như không gian của Văn hóa Hòa Bình.

Văn hóa Hoà Bình thuộc thời Đồ đá cũ sang Đồ đá mới. Văn hóa Hòa Bình nằm trên vùng đất xen núi đá vôi, thuộc phía Tây châu thổ ba con sông lớn thuộc Bắc Bộ Việt Nam, và với không gian rộng lớn, tiêu biểu cho cả vùng Đông Nam Á và Nam Trung Quốc.

          . Các giai đoạn:

          Dựa vào các di chỉ tìm thấy và niên đại của chúng, các nhà khảo cổ chia Văn hóa Hòa Bình thành ba giai đoạnnối tiếp nhau:

          a. Giai đoạn 1: Hòa Bình sớm, hay Tiền Hòa Bình, có niên đại tiêu biểu là di chỉ Thẩm Khuyên (32.100 ± 150 trước Công Nguyên), Mái Đá Điều, Mái Đá Ngầm (23.100 ± 300 TrCN).

Di tích văn hóa Hòa Bình- TT chụp ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, 2008

Thẩm Khuyên hang ở  huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Năm 1965 nơi đây đã tìm thấy những chiếc răng người nằm trong lớp trầm tích màu đỏ, chứa xương cốt của các loại động vật thời Cánh Tân. Những chiếc răng này vừa có đặc điểm của răng người vừa có đặc điểm của răng vượn. Những chiếc răng người-vượn này gần với răng người-vượn Bắc Kinh. Những chiếc răng này là chứng cứ chắc chắn về một sự tồn tại của người-vượn ở Việt Nam, cách đây 300.000 năm. Những kết luận trong nghiên cứu xác minh được sự tồn tại của người vượn ở Việt Nam trước đây. Những chiếc răng và những động vật lẫn lộn với nhau trong khai quật đã cho thấy rõ về những con thú đã sống chung với người vượn trong giai đoạn nầy. Bên cạnh những động vật vẫn sống cho đến ngày nay trong vùng nầy như hổ, báo, sao, lợn rừng, khỉ, nhím... cũng có những động vật mà ngày nay dường như đã bị hủy diệt. Đáng chú ý nhất và cũng là đông đảo nhất trong những động vật nầy là loài gấu tre loại lớn (ailuropoda melanileuca), loài voi có mặt răng lởm chởm (stego donorienralis), loài đười ươi lùn tịt (pongo pygmaeus)... Dĩ nhiên đông đảo nhất thì vẫn là những loài vượn, mà trong đó có loài vượn hình người có tên là vượn khổng lồ (gigantopithecus), trọng lượng lên đến 300 kg hay nhiều hơn thế nữa.  Một số những động vật kể trên có thể là đối tượng săn bắt của người vượn trong thời đại đó.

          Mái Đá Điều là di chỉ khảo cổ học được phát hiệnnăm 1984,ở xã Hạ Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. Di chỉ có diện tích 4m2 hơn 300 hiện vật thời đại đá cũ. Trong các năm 1986-1989, các nhà khảo cổ đã thu được hàng ngàn hiện vật đá gồm công cụ kiểu văn hoá Sơn Vi, bàn nghiền… và nhiều nhất là mảnh tước, với bốn công cụ bằng xương thú. Đặc biệt tại đây đã tìm thấy 10 mộ cổ, trong đó có một một song táng, có hai bộ xương chớm hoá thạch còn tương đối nguyên vẹn mà chưa nơi nào ở Việt Nam phát hiện được di cốt nguyên vẹn như thế trong văn hoá Sơn Vi. Người vượn đã sinh sống ở mái đá Ðiều, các cư dân nguyên thuỷ sống trong các hang: Thung Khú, hang Ma Xá, mái đá nước hang Anh Rồ, đã tạo thành một cụm di tích có niên đại từ hậu kì đá cũ đến văn hoá Hoà Bình. Năm 1989, các hang Lang Chánh I, II, III, được các nhà khảo cổ học Việt Nam hợp tác với các nhà khoa học Mỹ tiến hành khai quật và nghiên cứu. Hiện vật phát hiện ở các di chỉ này chủ yếu là công cụ bằng đá gồm các loại: mảnh tước đã tu chỉnh, rìu ngắn, công cụ 1/4 viên cuội, công cụ có rìa lưỡi ngang... được xác định là công cụ của chủ nhân văn hoá Sơn Vi muộn, kéo dài đến văn hoá Hoà Bình.

          b. Giai đoạn 2: là giai đoạn Hòa Bình giữa, hay Hòa Bình chính thống, tiêu biểu bởi di chỉ Xóm Trại (18.000 ± 150 TrCN), Làng Vành (16.470 ± 80 TrCN)...

          Di tích xóm Trại nằm ở phía Đông sườn núi khụ Trại thuộc xóm Trại, xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Từ thành phố Hoà Bình theo quốc lộ 6 đến ngã ba Mãn Đức, đi theo đường 12A đến ngã ba Xưa, rẽ trái theo đường 12B khoảng 8km, rẽ trái theo đường liên xã đi Tân Lập khoảng 4km là đến di tích.Hang xóm Trại nằm trên độ cao 15m so với mặt thung lũng, cửa hang rộng 8m quay theo hướng Đông hơi chếch Bắc 600, hang ăn sâu vào trong 13m; cửa hang cao 10m. Cửa có hình vòng cung trong hang sáng sủa, thoáng đãng, ánh sáng có thể lọt vào tận đáy hang. Di tích hang xóm Trại do đoàn Địa chất 203 phát hiện đầu tiên vào năm 1980. Tháng 7 năm 1980, đoàn cán bộ của Viện Khảo cổ học Việt Nam và đoàn Địa chất 203 đã tiến hành điều tra và xác minh địa điểm khảo cổ học hang Xóm Trại.Tại đây Đoàn đã tiến hành đào một hố thám sát 1m x 1m, thu được 108 hiện vật đá và một số xương động vật các loại, kết quả điều tra cho thấy hang xóm Trại là một di tích văn hoá Hoà Bình có tầng văn hoá dầy, hiện vật phong phú.

Di tích Hang xóm Trại

Nhằm thu thập một bộ sưu tập hiện vật phong phú tìm hiểu cho Văn hoá Hoà Bình ở Việt Nam, để chuẩn bị cho Hội nghị khoa học về "Văn hoá Hoà Bình" Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khai quật di chỉ hang Xóm Trại tháng 5/1981. Kết quả đợt khai quật đã thu được 1.150 hiện vật, bao gồm công cụ đá và xương. Đoàn khai quật đã đánh giá hang xóm Trại là một di tích tiêu biểu của nền Văn hoá Hoà Bình có niên đại thuộc sơ kỳ thời đại đá mới ở Việt Nam. Tháng 8 năm 1982, Viện Khảo cổ tiếp tục đào thám sát lại hang xóm Trại lần thứ 3 để xác định trữ lượng tư liệu trong Văn hoá Hoà Bình.

          Theo đánh giá của các nhà khoa học Hang xóm Trại là loại di tích cư trú và xưởng chế tác công cụ trong hang động núi đá vôi của cư dân văn hoá Hoà Bình. Tầng văn hoá ở hang Xóm Trại vốn rất dày gần 4m, nhưng phần trên đã bị nhân dân đào bới san phẳng làm một ngôi chùa nhỏ nên tầng văn hoá chỉ còn lại 3m. Tầng văn hoá gồm chủ yếu là ốc vặn bị chặt đít và vỏ ốc núi, ốc sên khá thuần chất từ trên xuống dưới. ở độ sâu gần 1m, có một lớp vỏ ốc bị đốt cháy dày từ 0,50m đến 0,8m. Lớp ốc cháy phân bố gần khắp mặt hang, cao ở xung quanh và thấp dần vào giữa hang. Trong tầng văn hoá ngoài công cụ đá, còn có nhiều vỏ trai và xương răng động vật. Hiện vật trong 3 lần thám sát và khai quật số hiện vật thu được tại hang Xóm Trại là: 1.441 hiện vật đá, trên 100 các loại hiện vật xương sừng khác. Công cụ đá khai quật được là 1.150 chiếc đều được chế tác từ đá cuội, được ghè đẽo cẩn thận quanh rìa tạo hình dáng ổn định. Phần lớn được ghè đẽo một mặt, vỏ cuội còn giữ nguyên cả hai mặt, phát hiện được 22 công cụ mài lưỡi, trong đó gồm 1 đục và 21 rìu. Công cụ xương có 25 chiếc, phân bố ở các độ sâu khác nhau trong đó chủ yếu là các loại đục hay công cụ đào bản rộng. Những công cụ loại này là những mảnh xương ống lớn, phần lưỡi được mài mỏng. Có một mũi nhọn tròn được mài nhẵn toàn thân giống như mũi tên. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn thu nhặt được một số mảnh gốm ở lớp vỏ ốc bị sáo trộn trên mặt hang. Ngoài mặt, vài mảnh gốm trang trí văn khắc vạch phức tạp thuộc giai đoạn muộn, một số mảnh gốm thô dầy trang trí văn thừng có niên đại sớm hơn.

          Trong di tích hang xóm Trại, ngoài các hiện vật bằng đá, xương, sừng, gốm còn thu được khá nhiều các tàn tích các vỏ nhuyễn thể và thực vật. Đặc biệt là đã tìm thấy các mảnh vỏ trấu, hạt thóc và một số hạt gạo cháy dở nằm ở độ sâu từ 0 - 80cm. Bên cạnh đó, còn phát hiện ra lối đi cổ có niên đại hàng vạn năm cách ngày nay. Việc phát hiện ra lối đi cổ tại hang xóm Trại có niên đại hàng vạn năm cách ngày nay, chứng tỏ hang xóm Trại vừa là nơi cư trú lâu dài, vừa là công xưởng để chế tác công cụ của cư dân Văn hoá Hoà Bình, việc phát hiện được các hạt gạo, vỏ trấu trong tầng văn hoá của hang xóm Trại có thể là một minh chứng vật chất về một nền nông nghiệp trồng lúa nước sơ khai ở thời Văn hoá Hoà Bình. Hiện nay di tích hang xóm Trại đã được tu bổ tôn tạo các hạng mục, để phục vụ cho việc tham quan, nghiên cứu về văn hoá Hoà Bình.

          Di tích Mái đá Làng Vành nằm ở phía Tây của dãy núi Trắng thuộc xóm Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Cách thành phố Hoà Bình khoảng 60km theo quốc lộ 6 đến ngã ba Mãn Đức, rẽ trái theo đường 463 đến thị trấn Vụ Bản - huyện Lạc Sơn khoảng 55km, từ đây rẽ trái theo đường liên xã khoảng 5km là đến di tích. Mái đá Làng Vành nằm cách sông Kỵ (Bến Kỵ) khoảng 400m về phía Nam. Địa danh núi Trắng, núi Vành đã được nhắc đến nhiều lần trong sử thi “Đẻ đất, đẻ nước” của người Mường. Mái đá làng Vành nằm vĩ độ 2002918, kinh độ 1030624. Đây là một mái đá khá rộng và thoáng mát, cửa rộng 30m, sâu 18m, vòm trần cao 10m, thấp dần về phía trong. Mặt bằng mái đá cao hơn mặt ruộng xung quanh khoảng 5m. Toàn bộ phần có vết tích tầng văn hoá được chiếu sáng tự nhiên, cửa quay về hướng Tây nam. Trong bức ảnh M.Colani chụp năm 1929, ngay sát cửa mái đá có một cây đa cổ thụ, chắc hẳn vào thời kỳ mà người nguyên thuỷ cư trú nơi đây có rất nhiều cây to che chắn có khả năng xưa kia là rừng cây rậm rạp.

          Mái đá làng Vành được M.Colani phát hiện và khai quật năm 1929 trong đợt điều tra khảo cổ học khu vực núi đá vôi phía nam của tỉnh Hoà Bình. Người dân ở địa phương còn gọi mái đá làng Vành là hang ốc, bởi trong làng hang đá có rất nhiều vỏ ốc. Kết quả khai quật đã thống kê số hiện vật các loại thu được gồm: 972 hiện vật. Các loại hình di vật đá thu được ở trong di chỉ mái đá làng Vành, bên cạnh công cụ ghè đẽo như rìu hình tam giác, rìu ngắn, rìu mài lưỡi, rìu có vai mài lưỡi, rìu mài toàn thân, chày, bàn nghiền, hòn kê đập, vòng đá, di vật xương, sừng, nhuyễn thể, di vật gốm. Kết quả khai quật cho thấy tầng văn hóa ở đây cũng giống như hang núi đá, mái đá được cấu tạo bởi đất sét vôi cùng với các vỏ nhuyễn thể, vỏ trai ốc núi tạo thành. Mỗi tầng văn hóa là những tàn tích sau bữa ăn của người Hòa Bình cổ. Đồng thời, các loại hình di vật đá thu được ở trong di chỉ đã phản ánh một quá trình phát triển kỹ nghệ cuội ở Việt Nam. Đồ đá chiếm số lượng lớn nhất trong sưu tập của mái đá làng Vành, là tư liệu chủ yếu tìm hiểu đặc trưng của nền văn hóa như rìu hình tam giác, rìu ngắn, rìu mài lưỡi, rìu có vai mài lưỡi, rìu mài toàn thân, chày, bàn nghiền, hòn kê đập, vòng đá... Bàn mài được làm bằng sa thạch mịn, hình dáng không ổn định có vết mài lõm cong ở một hoặc hai mặt đôi khi ở rìa cạnh. Điều đặc biệt là đã tìm thấy ở di tích mái đá Làng Vành 3 tiêu bản vòng đá được làm từ đá xanh chu vị gần tròn được khoét lỗ ở giữa hai mặt thông nhau. Vòng đá rất hiếm trong di chỉ văn hóa Hòa Bình. Các nhà khoa học cũng đã khai quật được nhiều di vật gốm. Bên cạnh những loại gốm thông thường thì đáng chú ý là ở đây đã tìm thấy một mảnh đáy gốm. Đây là một mảnh đáy tròn, có hình trứng, phần đáy được dập hoa văn chằng chịt, đáy dày 10mm, mảnh gốm này mang ký hiệu của Bảo tàng Lịch sử LS 19438/529. Ngoài ra, ở di tích này còn tìm thấy các mảnh của hộp sọ, vết than tro, các hòn đá bị nung chứng tỏ là bếp sinh hoạt và gần đó có mộ táng. Mộ táng và di cốt người M.Colani phát hiện ở mái đá làng Vành 1929 có mảnh của 8 hộp sọ..

Mái đá làng Vành

Qua kết quả nghiên cứu khai quật và xác định các bon phóng xạ C14 ở di chỉ Mái đá làng Vành được M.Colani công bố năm 1930 cho thấy di tích Mái đá làng Vành thuộc nền Văn hoá Hoà Bình, có khung niên đại kéo dài từ 17.000 đến 8000 năm cách ngày nay. M.Colani xếp Mái đá làng Vành vào giai đoạn trung gian của văn hoá Hoà Bình, là loại di tích khảo cổ học thời đại đá, thuộc loại di tích cư trú và mộ táng trong mái đá thuộc vùng sơn khối đá vôi.

          Hiện nay di tích mái đá Làng Vành còn giữ nguyên một phần tầng văn hoá gốc, trên vách mái đá còn lại khá nhiều những lớp trầm tích của kỷ đệ tứ. Toàn bộ dãy núi đá Trắng và phần cực Tây nơi mái đá làng Vành còn được giữ nguyên trạng. Đây là một di tích tiêu biểu trong số các di tích của văn hoá Hoà Bình được phát hiện nghiên cứu ở tỉnh Hoà Bình.

           Với những giá trị lịch sử và khoa học quý, mái đá làng Vành đã được cấp bằng công nhận Di tích văn hóa quốc gia năm 2004. Từ năm 2005, Lễ hội Khai hạ của người dân Yên Phú được phục dựng gắn với di tích mái đá làng Vành tạo thành Lễ hội xuống đồng tổ chức 3 năm 1 lần vào mồng 7 tháng Giêng hàng năm (theo lịch của người Mường).

          Di tích hang Khoài, tiếng Thái nghĩa là hang Trâu. Hang nằm ở quả núi cùng tên là núi Khoài. Đây là một quả núi đứng độc lập, riêng rẽ ở giữa thung lũng hẹp thuộc xóm Sun, xã Xăm Khoè, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Quả núi này trông xa tựa như con trâu đang ung dung gặm cỏ, có lẽ vì thế người Thái ở Mai Châu gọi là núi Khoài (núi trâu).Từ thành phố Hoà Bình theo quốc lộ 6 tới ngã ba Tòng Đậu, huyện Mai Châu khoảng 61km rẽ trái theo đường 15 đi qua thị trấn Mai Châu tới xã Xăm Khoè khoảng 19km, rẽ trái khoảng 500m là tới di tích. Hang Khoài nằm ở phía Đông Bắc của núi Khoài có diện tích khoảng 180m2 với hai cửa thông nhau qua một hành làng hẹp. Lòng hang rộng 24m, ăn sâu từ cửa vào trong 12m; Vòm hang cao 8m; Nền hang cao hơn mặt ruộng khoảng 5m, hơi dốc từ phía trong hang phía cửa. Cửa hang quay về hướng Đông Nam trông ra thung lũng, cách suối Xia chừng 200m về phía Đông Bắc.

          Năm 1983 hang Khoài được các cán bộ Viện Khảo cổ học Việt Nam như: Nguyễn Lân Cường, Nguyễn Khắc Sử, Đặng Hữu Lưu phát hiện và đào thám sát. Tháng 12 năm 1984, Viện Khảo cổ và các nhà nghiên cứu khoa học của Liên Xô (cũ), phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin Hà Sơn Bình tiến hành khai quật di chỉ hang Khoài với diện tích khoảng 25m2.

          Qua kết quả khai quật và nghiên cứu cho thấy đây là di chỉ xưởng thuộc thời đại đá “Văn hoá Hoà Bình". Di tích hang Khoài đã minh chứng cho sự phát triển liên tục của kỹ nghệ cuội Việt Nam từ văn hoá Sơn Vi đến Hoà Bình và Bắc Sơn. Kết quả khai quật năm 1984 cho thấy, di tích hang Khoài vừa là nơi cư trú, vừa là xưởng chế tác công cụ của cư dân Văn hoá Hoà Bình, có khung niên đại tương đối khoảng từ 17.000 năm đến 11.000 năm cách ngày nay. Ngoài những di vật thu được trong quá trình khai quật ở di chỉ hang Khoài còn có dấu tích bếp và mộ táng.

          Di chỉ hang Khoài được phát hiện và nghiên cứu, đã góp phần tìm hiểu về mối quan hệ giữa Văn hoá Tây bắc của Hoà Bình với các địa phương khác trong khu vực phía Bắc. Góp phần soi sáng về kỹ thuật chế tác công cụ, về táng thức của cư dân Hoà Bình.

          c. Giai đoạn 3: là giai đoạn Hòa Bình muộn, tiêu biểu bằng di chỉ ở Thẩm Hoi (10.875 ± 175), Sũng Sàm (11.365 ± 80 BP, BLn - 1541/I)...

Mô hình minh họa cư dân Văn hóa Hòa Bình

Hang Sũng Sàm nằm ở vị trí toạ độ 20035’ Vĩ độ Bắc, 105045’ Kinh độ Đông, hang cao hơn 85m so với bề mặt Thung Vương bên dưới. Cửa hang quay hướng tây nam. Toàn bộ nền hang khá bằng phẳng, vòm cửa hang cao 16m, rộng gần 20m với ngách hang ăn sâu vào trong núi hơn 30m. Các nhà khảo cổ khai quật 5 hố với tổng diện tích hơn 100m2 . Tầng văn hoá khảo cổ hang Sũng Sàm dày từ 60- 150cm, cơ bản là tầng ốc núi Cyclophorus. Tổng số hiện vật thu được là 2.233 hiện vật đồ đá, đồ xương và đồ gốm, cùng nhiều xương răng người. Trong đó tầng văn hoá trong hang chứa 2179 tiêu bản, chiếm 97,6%, tầng đất trước cửa hang có 54 tiêu bản, chiếm 2,4%. Bộ sưu tập đá Sũng Sàm thể hiện những đặc trưng của kỹ nghệ Hoà Bình khá điển hình. Công cụ đá hầu hết được chế tác từ đá cuội diabaz, quartzite, bazan và một số loại đá trầm tích khác. Những loại cuội này không sẵn có tại địa phương, mà người Sũng Sàm xưa đã phải lấy từ nơi khác về. Trong kỹ thuật chế tác đá, ngoài những kỹ thuật ghè trực tiếp, ghè hạn chế ở rìa mép viên cuội, đã xuất hiện kỹ thuật ghè xung quanh, hướng tâm công cụ (kỹ thuật Sumatralith) rất điển hình, nhằm tạo ra những công cụ gần bầu dục, hoặc rìu ngắn. Số lượng mảnh tước được gia công, tu chỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ. Đáng chú ý là đã phát hiện được 13 chiếc rìu mài hạn chế  phần lưỡi “ kiểu rìu Bắc Sơn”. Ngoài di vật đá, đã tìm thấy 117 mảnh gốm thô phần lớn trên bề mặt 2 lớp ốc đầu tiên. Cũng có một số mảnh lọt sâu xuống nền hang nguyên thuỷ. Hầu hết xương gốm thô, mầu xám đen, pha sạn sỏi cát, độ nung thấp. Trong số 117 mảnh gốm có 81 mảnh trang trí văn thừng thô, 11 mảnh văn thừng mịn, 15 mảnh văn khắc vạch và 7 mảnh không hoa văn. Theo nhận xét của nhà khảo cổ Diệp Đình Hoa, người Sũng Sàm xưa đã lấy nguồn đất sét tại chỗ để chế tạo đồ gốm. Đồ xương khá hiếm, có 2 công cụ hình rìu mài, phần lưỡi được gia công từ xương ống thú lớn. Có khoảng 15kg xương răng, sừng động vật đã bị vỡ. Cho đến nay, số xương sừng này vẫn chưa được giám định giống loài. Đáng chú ý là có 28 mảnh di cốt người, với 21 mảnh sọ và 7 chiếc răng người. Tất cả chưa hoá thạch và chưa được giám định cổ nhân học.
          Dựa vào những bằng chứng di tồn vật chất từ trong tầng văn hoá Sũng Sàm cho ta thấy săn bắn và hái lượm là hai ngành kinh tế chủ yếu trong đời sống của cư dân nguyên thuỷ Hương Sơn- Sũng Sàm. Bằng chứng là, tầng vỏ ốc dầy đặc trong di chỉ hang chứng tỏ các loại nhuyễn thể chính là nguồn thức ăn thường xuyên, là đối tượng dễ kiếm và quan trọng trong phương thức săn hái của người đá mới Sũng Sàm. Trong các di tích Sũng Sàm, Sập Bon và Hang Luộn, số lượng xương răng động vật khá lớn. Điều đó chứng tỏ việc săn bắn cũng rất phát triển trong cư dân cụm di tích Hương Sơn. Có rất nhiều xương có vết cháy, chứng tỏ cư dân nguyên thuỷ nướng thịt chín trước khi ăn. Việc săn bắt các loài thú đã cung cấp cho người cổ Hương Sơn nguồn thức ăn đáng kể. Nhưng có thể nó không được thường xuyên và ổn định như việc hái lượm những thức ăn thảo mộc và kiếm tìm ốc, mò cua ở những giát núi, trên những suối, rạch lớn. Kết quả phân tích bào tử phấn hoa Sũng Sàm cho thấy, cư dân đương thời chưa biết thuần hoá thực vật. Với tầng văn hoá dày, hàm chứa phong phú những dấu vết cổ nhân, xương răng động vật và đặc biệt là hàng ngàn công cụ đá, gốm đã minh chứng rằng: Sũng Sàm là một di chỉ- xưởng- mộ táng, có quy mô lớn và lâu dài như vẫn thường thấy ở một vài di chỉ văn hoá Hoà Bình khác như Làng Bon, Làng Đồi v.v...Hiện đã có 2 niên đại C14 cho mẫu ốc ở Sũng Sàm ở độ sâu 120-140cm. Niên đại này chính là thời kỳ sớm của giai đoạn Holocene, thời kỳ mà mực nước biển dâng lên và lấn sâu dần vào lục địa. Đây cũng là giai đoạn sau văn hoá Sơn Vi, các cư dân quen cư trú trên đồi gò rút về cư trú trong các hang động mà ta đã thấy ở vùng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. 

Hang Muối

Hang Muối nằm trong núi đá B­a Bến thuộc thị trấn Mư­ờng Khến, huyện Tân Lạc. Cách thành phố Hoà Bình khoảng 29km theo quốc lộ số 6 ngay thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc. Hang Muối là một mái đá cao, thoáng đãng và rộng rãi, cửa rộng 27m; sâu 11m; cao 13m. Cửa hang quay theo h­ướng Đông nam thoáng mát về mùa hè và tránh đ­ược những cơn gió lạnh thấu xư­ơng về mùa Đông.Nền hang lồi lõm do quá trình thám sát khai quật. Nền hang cao hơn mặt ruộng khoảng 2m. Giữa hang có một tảng đá khá lớn, các nhà khoa học nhận định rằng có thể tảng đá này rơi xuống tr­ước khi ng­ười nguyên thuỷ đến đây cư trú.

          Tháng 9/1963, đội khai quật của Vụ Bảo tồn - Bảo tàng thuộc Bộ Văn hoá đã tiến hành khai quật đợt 1, tháng 6 và 7 năm 1965, Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam tiến hành khai quật lần thứ 2 phần còn lại của di tích hang Muối vực ch­ưa đư­ợc nghiên cứu của các lần trư­ớc đây, nhằm bổ sung hiện vật cho công tác nghiên cứu và tr­ưng bày trong cuộc chỉnh lý tiến hành vào năm 1966. Đây là một trong những cuộc khai quật đầu tiên có quy mô tương đối lớn của ngành khảo cổ học nư­ớc ta về Văn hoá Hoà Bình từ sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

          Quá trình thám sát, khai quật, nghiên cứu hang Muối, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy sự cấu tạo của tầng văn hoá rất dầy (đến 1,70m); phát hiện thấy hai hố đất mùn (hố rác) bếp nguyên thuỷ và một số hiện vật rất lớn (hơn 900 hiện vật); và 2 mộ táng, điều đó chứng tỏ rằng đây là một di chỉ c­ư trú của ngư­ời nguyên thuỷ. Kết quả cuộc khai quật xác định di tích hang Muối thuộc nền Văn hoá Hoà Bình có niên đại từ 10.000 đến 7.000 năm cách ngày nay. Di vật thu đư­ợc ở hang Muối khá phong phú, gồm nhiều loại hình khác nhau như: Công cụ ghè đập; Công cụ chặt thô; Rìu ngắn; Rìu dài; Rìu mài l­ưỡi; Công cụ hình đĩa; Công cụ hình hạnh nhân; Công cụ nạo nhỏ; Công cụ chày; Bàn nghiền; Công cụ cắt khía;Hòn ghè; Hạch đá; Công cụ mũi nhọn; Mảnh t­ước; Hòn cuội nguyên và phế liệu; Công cụ xương; Mộ táng; Bếp...

          Hang Chổ thuộc xóm Hui, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Cách thành phố Hoà Bình 42km về hướng Đông bắc, cách thủ đô Hà Nội 40km.Theo tiếng Mư­ờng có nghĩa là hang ốc vì trong hang có rất nhiều vỏ ốc nằm rải đều khắp trên nền hang. Trư­ớc đây nhân dân địa phương thư­ờng vào hang lấy phân dơi về chế thuốc súng nên hang còn có tên gọi khác là Mái đá Diêm. Trong một số cuốn sách viết về nền “Văn hoá Hoà Bình” xuất bản trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX, các nhà khoa học vẫn dùng tên Mái đá Diêm để chỉ hang Chổ nh­ư cuốn: Văn hoá Hoà Bình ở Việt Nam của Viện Khảo cổ học Việt Nam xuất bản năm 1989 tại Hà Nội. Đến nay di tích đã được thống nhất tên gọi là hang Chổ, cả cách gọi của các nhà khoa học và nhân dân địa ph­ương.

Di tích hang Chổ

          Hang Chổ nằm phía Tây Nam dãy núi Sáng cửa hang quay hư­ớng Tây Nam là một mái đá cao ráo, thoáng mát, cửa hang cao hơn mặt ruộng 6,5m, hang có 2 cửa ngăn cách nhau bởi một tảng đá lớn có chu vi 27m, cửa chính rộng 11m, cửa phụ rộng 5,5m, cao trung bình 10m. Hang ăn sâu vào lòng núi 15m, vào trong thu hẹp dần. Chiều ngang của lòng hang có chỗ rộng nhất lên tới 14m, các 2 cửa đều quay hướng Tây Nam đón cơn gió mát lành về mùa hè, tránh đư­ợc cơn gió bấc lạnh giá về mùa đông. Nền hang Chổ trũng ở giữa, bị xáo trộn nhiều. Nguyên nhân là do nhân dân địa ph­ương vào hang đào nền lấy đất bón ruộng và do các cuộc đào thám sát, khai quật tạo nên. Tr­ước cửa hang là một thung lũng rộng hàng 100 hecta cách không xa hang, (khoảng 1km) nhấp nhô một dãy đồi thấp. Có dòng suối nhỏ chảy ngang qua, cây cối trong thung lũng quanh năm t­ươi tốt. Với những điều kiện địa lý, địa hình, tự nhiên nh­ư trên hang Chổ là nơi cư­ trú lý tưởng của dân cư­ Văn hoá Hoà Bình.

          Hang Chổ đã đ­ược bà M. Côlani khai quật từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 12 năm 1926. Lần khai quật này bà đã thu đư­ợc 1143 hiện vật các loại. Hiện nay còn 59 hiện vật đang đ­ược lưu giữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Để thêm nguồn t­ư liệu nghiên cứu về thời đại đồ đá, năm 1984, Bảo tàng Hà Sơn Bình kết hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiếp tục nghiên cứu khảo sát hang Chổ. Đoàn đã thu thập đư­ợc rất nhiều hiện vật các loại: x­ương động vật, các loại công cụ đá, công cụ chặt, công cụ hình đĩa, công cụ hình hạnh nhân và một số mảnh t­ước các loại. Ngày 20/3/1998, Bảo tàng Hoà Bình kết hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiếp tục khảo sát, nghiên cứu hang Chổ. Cùng tham gia với đoàn có giáo sư sử học Trần Quốc V­ượng. Đoàn tiến hành khảo sát, nghiên cứu kỹ hang và khu vực bãi đá trống trư­ớc cửa hang đã nhặt đ­ược 40 công cụ bằng đá nằm rải rác trong các thửa vườn trồng màu quanh đó. Tính cả 59 hiện vật đang lư­u giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thì tổng số hiện vật tại di tích đã đư­ợc gần 100 hiện vật. Tháng 11 năm 1998 trong chư­ơng trình hợp tác nghiên cứu khoa học vùng đất Cao Răm, huyện L­ương Sơn. Một lần nữa Bảo tàng Hoà Bình cùng Viện Khảo cổ học Việt Nam kết hợp tiến hành điều tra khảo sát toàn bộ khu vực xã Cao Răm và đào thám sát hang Chổ. Diện tích đào 4m2, sâu 1,2m. Theo báo cáo sơ bộ số hiện vật thu đ­ược một khối l­ượng tư­ơng đối lớn gồm 1.230 tiêu bản trong đó 31 mảnh t­ước, 110 đá nguyên liệu, 117 công cụ lao động, 36 mảnh vỡ công cụ, xương 18 tiêu bản (đục, dao, công cụ mũi nhọn).

            Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong các lần khai quật, thám sát đã khẳng định: Di tích hang Chổ là nơi cư­ trú lâu dài của cư­ dân tiền sử Hoà Bình (thể hiện ở tầng văn hoá rất dầy). Đồng thời nó còn là di chỉ Xư­ởng có niên đại trên d­ới 10.000 năm cách ngày nay, trong giai đoạn chuyển tiếp sang trung kỳ đá mới ở nước ta. Hang Chổ là di tích khảo cổ học quan trọng, có giá trị cao trong công tác nghiên cứu và thăm quan về một nền văn hoá tiền sử nổi tiếng: “Văn hoá Hoà Bình”.

        Còn tiếp

File đính kèm: chuong 2.pdf
Liên kết web :
Đang online : 24
Hôm nay : 581
Tháng hiện tại : 15479
Tổng lượt truy cập : 1565939