Tục lệ ma chay:
Khi có người chết, tang lễ được tổ chức theo nghi thức nghiêm ngặt.Người chết tắt thở, con trai trưởng cầm dao nín thở chặt 3 nhát vào khung cửa sổ gia thờ, sau đó gia đình nổi chiêng phát tang. Thi hài người chết được liệm nhiều lớp vải và quần áo theo phong tục rồi để vào trong quan tài làm bằng thân cây khoét rỗng, bên ngoài phủ áo vẩy rồng bằng vải.Tang lễ do thầy mo chủ trì, dẫn dắt. Bên cạnh hình thức chịu tang của con trai, con gái như vẫn bình thường thấy ở người Việt, riêng con dâu, cháu dâu chịu tang cha mẹ, ông bà còn có bộ tang phục riêng gọi là bộ quạt ma.
Lễ hội truyền thống:
Đồng bào Mường có nhiều ngày hội quanh năm: Hội xuống đồng (Khung mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá lúa (tháng7, 8 âm lịch) lễ cơm mới…
Tháng 9 lúa trổ, tháng 10 lúa chín rực rỡ đầy đồng cho những hạt lúa trắng phau. Sau những tháng ngày vất vả, mùa bội thu là một niềm vui không gì sánh nổi bởi đó là lúc được hưởng những thành quả lao động do bàn tay mình làm ra. Với người Mường, hoạt động nông nghiệp cũng là một nền tảng của âm nhạc. Âm thanh rộn ràng của cuộc sống hàng ngày gợi lên niềm vui của một mùa gặt mới, đúm vừa là một công cụ giã gạo lại vừa là một nhạc cụ. Âm nhạc và ca hát luôn có mặt trong cuộc sống hàng ngày, gắn bó mật thiết với cuộc sống lao động. Niềm vui được mùa cũng là dịp để người Mường trình diễn các hoạt động nghệ thuật độc đáo của mình.
* Lễ mát nhà: Lễ cúngmát nhàphải có 100 mâm cỗ với đủ các món: rượu, xôi, thịt lợn, gà, chó, rau, quả đu đủ, hoa dâm bụt, trầu cau…Mâm lót lá chuối và được đặt ở các vị trí theo sự hướng dẫn của thầy mo. Lễ cúng thường được thực hiện từ 4 h sáng đến 20 h tối của một ngày đẹp được thầy mo chọn trước với hàng chục người phục vụ, bày biện đồ lễ …Trong lễ mát nhà, thầy mo làm lễ mời 3 ông cun, ông khôồng mát xuống ăn sáng. Bữa sáng có trứng gà luộc, xôi trắng. Sau khi ăn sáng xong và chứng kiến các phần lễ được gia đình chuẩn bị, ba ông sẽ lên thiên đình mời các vị thần linh xuống để làm
Lễ thực hiện với quy mô hàng trăm mâm cỗ
Lễ thực hiện với quy mô hàng trăm mâm cỗ
Thày mo cầm dao, làm phép đuổi tà ma, xui xẻo quanh khu vực bếp và đuổi ra cửa…phần nghi thức này kết thúc phần lễ.
phép “mát nhà” và dự tiệc.Đây là nghi lễ ý nghĩa và hiện vẫn rất hữu dụng trong đời sống sinh hoạt thường nhật của đa số người Mường Hòa Bình.
* Lễ Mụ Thố của người Mường: Lễ vía mụ Thố là một lễ nghi chỉ được tổ chức cho người già lúc ốm đau bệnh tật. Gia đình sợ vía của người già đi xa mất, mọi người tổ chức làm vía cho người già để cầu mong sức khoẻ. Bao giờ cũng vậy, trước khi tổ chức lễ vía mụ Thố, mỗi một gia đình người Mường thường nhờ ông Mo chọn ngày lành tháng tốt để làm vía. Ngày lành tháng tốt đến, người con dâu cả trong gia đình đội nón chống gậy cầm ớp khọ đi xin gạo, xin vải của hàng xóm. Số gia đình người con dâu vào xin gạo tương ứng với thứ tự ngày hôm đó. Nếu là ngày mùng 3 cô đi xin gạo vào 3 nhà, ngày mùng 5 sẽ vào 5 nhà. Lúc này, người con dâu không khác gì ăn xin, song dù ít nhiều không quan trọng, điều quan trọng hơn cả là sự đùm bọc thương yêu nhau của xóm giềng đối với người già. Cùng lúc đó, người con trai trưởng trong gia đình là chồng cô đi vào rừng tìm cây si mọc ở nơi cao ráo đem về.
Mâm cỗ chuẩn bị làm Lễ Mụ Thố
Trong nghi lễ này không thể thiếu cành si bởi trong đời sống tâm linh của đồng bào Mường hình tượng cây si được tôn vinh như một vị thần có sức sống kỳ diệu. Và theo quan niệm của đồng bào, cây si truyền sức sống mạnh mẽ kỳ diệu cho những người cao tuổi để họ luôn có sức khoẻ không gặp ốm đau bệnh tật sống lâu trăm tuổi. Cây si được dựng lên vững chắc, ai nấy trong gia đình cảm thấy trong lòng thư thái. Người già trong nhà thì cảm thấy yên lòng, yên dạ, tinh thần sảng khoái như được tăng hêm sinh lực. Làm lễ xong ông Mo tuyên bố kéo si đã lành, xanh lá gốc, lá ngọn con cháu hãy cùng mời ông bà uống rượu, ăn uống no say. Con cháu bê mâm cơm vía đến cho người già ăn gọi là ăn lấy vía. Trong không khí hân hoan của bà con và gia đình làm lễ, ông Mo cho phép mọi người ăn cơm, uống rượu cần để hưởng phúc, hưởng lộc của thần linh. Không ồn ào, náo nhiệt như những lễ hội khác, lễ vía mụ Thố gần gũi với đời sống tâm linh của người Mường. Ngày nay, nghi lễ này vẫn được tổ chức ở khắp các bản mường khi gia đình nào có người già yếu.
* Khai hạ(lễ cơm mới) là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ. Lễ cơm mới được tiến hành sau khi thu hoạch vụ mùa tháng 10 âm lịch. Đây là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào Mường Bi, xã Phong Phú (Tân Lạc) vào dịp đầu năm. Lễ hội thể hiện ước mơ mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Lễ vật là bánh chưng và cá để cúng vía lúa. Cũng trong lễ cơm mới này, người Mường cúng giỗ cha mẹ, ông bà.Lễ hội Khai hạ khởi đầu cho năm mới với hai phần lễ và hội. Theo quy định của lang Mường Bi, sau nghi lễ này, người dân mới được vào rừng lấy măng, củi, săn bắn... nên còn được gọi là lễ xuống đồng và mở cửa rừng. Một đặc điểm độc đáo của lễ hội Khai hạ Mường Bi là tục tu sửa mương Lò. Đây là con mương đảm nhiệm tưới tiêu cho toàn vùng. Theo quy định, mỗi gia đình trong vùng đều cử một người tham gia vào công việc chung như: nạo vét lòng mương, khơi thông dòng chảy. Trong tiếng chiêng rộn rã, thúc giục của các giáp, mỗi người đều hăng say làm việc cho tới khi con mương được tu sửa xong. Mọi người nghỉ tay, cùng dùng cơm và thịt tế được chia, say sưa với men rượu cần, chuẩn bị cho phần hội.
Phần hội với những trò chơi dân gian: bắn nỏ, kéo co, đánh cù, đánh mảng..., văn nghệ dân gian thi xắc bùa, hát đối... và ẩm thực dân tộc độc đáo. Trên bãi đất rộng, các chàng trai, cô gái, thậm chí là có cả trẻ em cùng vào tham gia thi bắn nỏ. Những cánh nỏ giương căng bật dây, những mũi tên lao vun vút, những tràng pháo tay vang lên rộn rã và tiếng cồng báo hiệu thắng cuộc như tái hiện lại tinh thần thượng võ, bảo vệ quê hương của miền đất này. Bên kia bãi là hội thi ném còn, hát giao duyên khởi đầu cho những tình yêu đôi lứa. Phía xa là hội đánh cù sôi động với những con quay to bằng quả bưởi non... Trong giai điệu xắc bùa ngân nga, các cuộc thi và trò chơi dân gian được diễn ra rất sôi động.
* Hội chùa Kè: Hội diễn ra vào ngày 16/2 âm lịch tại xã Phú Vinh, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình nhằm suy tôn Đá (tàn dư tín ngưỡng vạn vật hữu linh đã được Phật hóa). Trong ngày hội, mọi người tổ chức vui chơi với các trò như ném còn, đánh quay, thi bắn cung.l
* Pồn Pôông là lễ hội có từ xa xưa mang đậm bản sắc văn hóa Mường. Lễ hội bắt nguồn từ “Sử thi đẻ đất đẻ nước” của người Mường. Pồn Pôông là lễ thưởng hoa, chơi hoa, thường được tổ chức vào mùa xuân. Tổ chức lễ hội Pồn Pôông, người Mường mong muốn mùa màng bội thu, bản Mường no ấm, ngô lúa đầy bồ, con người hạnh phúc. Lễ hội thường tổ chức từ tối đến sáng và kéo dài đến 2, 3 ngày.
Hội cồng chiêng
Theo quan niệm của người Mường, đây là lễ hội cầu chúc cho mối tình chung thủy của Nàng Nga – Hai Mối, Nàng Ờm- Bồng Hương, Út Lót- Hồ Liên, để họ có dịp về Mường vui vầy cùng dân bản. Đây là các nhân vật trong 4 truyện tình nổi tiếng của người Mường.Chủ của buổi lễ là Ậu máy. Nhân vật Ậu máy phải là người có uy tín trong làng và phải được truyền nghề từ một Ậu máy đi trước. Ậu máy vừa là thầy cúng, vừa là người bốc thuốc chữa bệnh trong làng. Lễ hội Pồn Pôông có hai phần, phần lễ và phần diễn trò. Các trò diễn xướng đều xoay quanh cây bông, mô phỏng lại toàn bộ các phong tục tập quán, phản ánh đời sống tâm linh, văn hóa tinh thần của đồng bào Mường. Lễ hội gồm 42 trò đặc sắc, như: Trò chia đất, chia nước, dựng nhà, đuổi thú dữ, trồng trọt, chọi trâu, chọi gà, làm cơm mời Mường… Các nhân vật tham gia lễ hội múa những điệu múa mô phỏng lại các động tác trong quá trình lao động, vui chơi hàng ngày.
Cây bông – vật trung tâm trong lễ hội là biểu tượng của vũ trụ bao la, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban cho con người. Trên cây bông bằng tre cao 3m treo 5 hoặc 7 tầng những chùm hoa bằng gỗ bấc nhuộm xanh, đỏ, tím, vàng và các mô hình muông thú, nông cụ sản xuất, những thành quả sáng tạo của con người… tượng trưng cho ấm no thịnh vượng. Cây bông này chỉ có Ậu máy mới làm được và truyền lại cho con cháu hoặc một vài người khéo tay trong bản Mường. Tùy theo tài năng, thâm niên của Ậu máy mà cây bông có nhiều tầng hay ít, cao nhất là 12 tầng. Bên cạnh cây bông là bàn để rượu cần và các mâm cỗ lễ với các món ăn truyền thống của người Mường trong dịp tết lễ như canh uôi, canh đắng.
Trong lễ hội, Ậu máy có vai trò như thầy cúng, là người kể lại giai thoại sinh ra trời đất, lập bản Mường…, thông báo với thần linh năm nay vụ mùa thắng lợi, làng mở hội mừng xuân để tỏ lòng biết ơn trời đất đã cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu… Ậu máy kể bằng văn vần như trong lễ diễn xướng dân gian, vừa kể vừa nhảy múa rất linh hoạt. Sau phần lễ của Ậu máy, mọi mgười múa hát giao duyên, họ hát lên bài ca hẹn ước, dặn dò rồi thổ lộ nỗi lòng. Qua các bài hát tâm tình, trao hoa, có đôi trai gái đã phải lòng nhau và thề nguyền vàng đá, nhiều đôi nên vợ nên chồng sau mỗi độ xuân về.
Văn nghệ dân gian:
Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú, có các thể loại thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Người Mường còn có hát ru em, đồng giao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi…
Hát Xéc bùa
(có nơi gọi Xắc bùa hay Khoá rác) được nhiều người ưa thích. Thường (có nơi gọi Ràng thường hoặc Xường) là loại dân ca ca ngợi lao động, và các nét đẹp phong tục dân tộc. Bọ mẹng là hình thức hát giao du tâm sự tình yêu. Ví đúm cũng là loại dân ca phổ biến.
Bên cạnh đó, người Mường còn có các thể loại hát khác như hát ru, hát đồng dao… Ðặc biệt, ở người Mường phải kể đến lễ ca. Ðó là những áng mo, bài khấn do thầy mo đọc và hát trong đám tang.Trong ngày vui là dịp để mọi người được thưởng thức những áng mo bất hủ sử thi thần thoại, thể hiện cách nhìn nhận của người Mường về cuộc sống, về vũ trụ có ý nghĩa rất sâu sắc. Đồ vật của thầy mo làm lễ là những vật được lấy từ thiên nhiên, vì vậy khi lời thầy mo cất lên như một sự giao hòa của đất trời với cuộc sống con người.
Trong các loại hình nghệ thật dân gian truyền thống, hoạt động diễn xướng của người Mường trong các nghi lễ, lễ hội và đời thường luôn kèm theo các điệu múa, trong đó có nhiều loại hình múa dân gian sinh động. Chuyện cũ kể rằng: tiếng hát, điệu múa của người Mường có từ lâu lắm rồi, từ thời “Đẻ đất, đẻ nước” tạo ra đất mường. Ngày ấy Dạ Dân gánh một gánh nặng những tiếng hát, điệu múa đi gieo khắp cả vùng quê của người Mường. Tiếng hát thường tình tứ, những điệu múa rộ ràng, uyển chuyển hoà cùng với tiếng cồng, tiếng chiêng, ngân vang xa mãi từ mường này tiếp sang mường khác không dứt. Người mường Bi có múa và biết múa từ đấy.
Trước hết phải kể đến các hình thức nghệ thuật của tín ngưỡng làm mỡi. Trong nghi lễ này, nhạc và múa đóng một vai trò hết sức quan trọng. Người làm mỡi phải nhập vào mỗi vai diễn phù hợp với tính cách, phải thể hiện được điệu bộ, dáng đi, giọng nói và các động tác của nhân vật mà mình nhập vào. Vì vậy, khi thăng hoa, nhập hồn, họ thực sự như một nghệ nhân điêu luyện. Từ những điệu múa trong nghi lễ ấy mà người dân cũng như các nghệ nhân dân gian đưa vào những điệu múa khác trong nghi lễ và sinh hoạt của mình. Tương tự như vậy là việc thực hành nghi lễ của các ông mo ở các đám tang, đám cúng. Những động tác vũ điệu mà các ông mo làm khi cúng như múa kiếm, đuổi trừ ma, dẫn, đưa, vỗ về hồn người chết đều là những hành động diễn xướng phong phú, sau đó được khai thác trong đời sống văn hoá nghệ thuật của người Mường.
Múa trống đồng là một hình thức biểu diễn đánh trống đồng được cách điệu như là điệu múa. “Đánh” trống ở đây thực chất là dùng dùi trống để tạo ra những âm vang trầm bổng của trống đồng. Lối biểu diễn này cũng thấy ở người Mường Phú Thọ trong các trò diễn diễn chàm thau (đâm trống đồng) và đâm đuống. Điệu múa này có nhiều người tham gia và có sự kết hợp nhịp điệu để tạo ra một âm thanh trầm bổng mà hùng tráng của trống đồng. Người Mường Hoà Bình cũng có múa đâm đuống, còn người Thái Mai Châu thì gọi là múa keng loóng. Điệu múa này động tác đơn giản nhưng ngoài việc đâm vào đuống, những người múa còn nhảy múa xung quanh trước khi giã vào đuống như mô phỏng những động tác giã gạo ngày thường.
Một đặc điểm nổi bật về múa ở mường Bi là các thể loại múa đều được đưa vào sử dụng phục vụ trong tang ma. Cần lưu ý, trong đám tang, đặc biệt các đám tang nhà lang, mọi thành phần, mọi hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian của dân tộc đều đưa vào nghi lễ. Hay còn nói cách khác có thể xem đám tang là thời điểm quy tụ sự tham gia có hiệu quả nhất các thành phần cơ bản văn hoá dân gian: Nghệ thuật biểu diễn: Múa, nhạc, hát…; văn học: mo; nghệ thuật tạo hình: trang trí, đạo cụ, quần áo…; môi trường tiến hành tang lễ: trong nhà sàn, cánh đồng…; các món ăn dân gian cơ bản…Như vậy nghệ thuật múa trong tang lễ chiếm một vị trí khá quan trọng, một thành phần không thể thiếu được. Những điệu múa không còn được gọi là múa nữa mà chuyển sang gọi là tế.
Múa cờ là một hình thức múa tế lễ, thường chỉ diễn ra ở nhà langNhà lang chia ruộng cho những người tham gia múa cờ và coi họ là lính múa nhà lang. Tuỳ từng loại người được hưởng phần ruộng phu, ruộng công hay ruộng nóc nhà hoặc ruộng nhà ậu. Bởi vậy, khi nhà lang có tang, những người dân này phải đến hầu hạ phục dịch suốt thời gian làm ma và có nhiệm vụ bảo vệ đưa người nhà lang sang thế giới bên kia an toàn, không bị ma quỷ quấy nhiễu. Đây là điệu múa tập thể có số người tham gia khá đông, khoảng từ 60 đến 70 người trở lên, được tổ chức chặt chẽ có quy mô lớn.. Do đó, nhìn số lượng người múa, người ta cũng có thể đoán biết được sự giàu có của nhà lang ấy thế nào. Điệu múa biểu thị uy quyền nhà lang thông qua những người lính múa. Người múa theo hiệu lệnh, dưới sự chỉ đạo của cai bách (người coi lính) múa theo nhịp chiêng, trống, gõ từng tiếng một.
- Hiệu lệnh: Quân ta người nào ở đâu, chú ý đứng nghiêm, cờ cắm trước mặt. Chuẩn bị, bắt đầu.
- Nhấc cờ – Bật cờ xuống – Quấn cờ – Dựng cờ lên – Vác cờ lên vai – Quay mặt bên phải. (Người múa chạy quanh nhà xe, theo hướng phải ba vòng, đường chạy dích dắc hình chữ A).
- Đứng nghiêm (dừng lại) – Giơ cờ lên – Bật cờ xuống – Thả cờ – Dựng cờ lên – Cắm cờ trước mặt. Hết.
Múa cờ được làm lại nhiều lần, trang phục quần áo kiểu lính mầu đỏ. Địa điểm múa ở khu vực quanh chỗ để nhà xe ngoài cánh đồng. Điệu múa đòi hỏi sự đồng đều và nghiêm túc, không nhốn nháo lộn xộn.
Điệu múa quạt ma của người Mường
Múa quạt ma là một hình thức múa tín ngưỡng khác của người Mường. Múa này còn gọi là tế quạt ma, được tiến hành khi nhà có tang, từ khi xảy ra đám tang cho đến lúc đưa người chết về nơi yên nghỉ. Tham gia múa quạt là tất cả các con dâu trong gia đình người chết. Họ được sắp sếp theo thứ bậc từ dâu cả đến các cô dâu ở bậc thấp nhất, đứng xung quanh quan tài người chết. Khi tế quạt ma, những người là dâu trong nhà trong họ của người quá cố phải mặc bộ đồ quạt ma rất đẹp, gồm: váy đen, cạp mới, áo ngắn, áo chùng trắng, yếm đỏ, hai tay đeo vòng hạt cườm, tay phải cầm quạt cọ múa, tay trái cầm que gậy, đầu đội mũ quạt trong trí tua hạt cườm; phía trước đặt một chiếc ghế mây.
Động tác múa còn đơn giản, phù hợp với mọi lứa tuổi. Người múa quay mặt phía thầy mo, tay cầm cán quạt che trước ngực, cách ngực khoảng 4cm, tay còn lại cầm gậy chống đầu xuống đất. Múa theo tiếng trống, tiếng chiêng và nhịp bài mo.
Sau mỗi lần thầy mo đọc xong 1 câu, hay một đoạn mo, tay ông lại giơ cao lên rung chiếc chuông. Người múa từ từ đưa thẳng tay quạt về phía trước, hơi xê ra phía bên cạnh để quạt ngang tầm mặt. Khi khuỷu tay đưa ra gần thẳng thì lấy đà guộn nhẹ quạt. Đầu quạt quay dần chúc vào phía người, khuỷu tay kéo vào đưa quạt về vị trí ban đầu.
Múa theo thứ tự từ dâu cả đến hàng dâu tiếp theo lần lượt cho đến hết. Múa kiểu đuổi nhau hình sóng lượn, người sau làm động tác chậm hơn người trước một chút. Cứ múa như vậy khoảng 5-7 lần thì đồng loạt chuyển tay cho đỡ mỏi.
Các đạo cụ gồm có:
- Quạt: Làm bằng tàu lá cọ, lá tách nhỏ dùng làm sợi đan theo kiểu xoáy trôn ốc tạo dáng quạt hình tròn.
- Một chiếc gậy dài 1,5 m còn gọi là tôl lại, làm bằng cành tre thẳng. (Gậy này thường dùng để bôi sáp làm trơn sợi trên khung cửi). Đầu gậy buộc một cái kéo một chiếc lá tay ma- loại lá dây leỏơ rừng trông giống hình tay người. Người buộc kéo và lá tay ma phải do bà mụ trong ban tang lễ buộc.
- Một chiếc ghế hình trụ, mặt trên nhỏ hơn mặt đáy làm bằng mây, song và tre. Ghế đặt trước những người múa.
Múa quạt ma tỏ rõ ân nghĩa và tình cảm thiêng liêng của người sống với người đã khuất. Dâu hiền quạt mát cho linh hồn người chết thanh thản trước khi đi sang thế giới khác. Do vậy điệu múa này luôn luôn bám sát quan tài, được thực hiện ở hai nơi: trong nhà sàn và ngoài cánh đồng.Múa quạt ma trong lễ rước nhà xe, về động tác cơ bản giống như trong nhà sàn, chỉ thêm bước đi (chân đi miết trên mặt đất, bước đi dò dẫm) và tay trái vác gậy trên vai.
Múa dâng lễ vật còn gọi là lễ tế vật, được thực hiện ở trong tang lễ. Đây cũng là dịp biểu lộ lòng thành kính của những người còn sống đối với người đã mất. Tất cả những món ăn dân gian truyền thống ngon nhất đều được đưa làm lễ vật cũng tế hương hồn người chết.Tham gia múa tế vật gồm những chàng trai trong mường. Số người tham gia múa nhiều hay ít tuỳ thuộc vào gia đình có đám tang giàu hay nghèo, thường thường có 12 thanh niên tham gia.
Động tác múa dâng lễ vật đơn giản. Hướng mặt nhìn về phía bàn thờ hoặc phía nhà xe. Người múa hai tay nâng bưng mâm lễ vật ngang tầm trán, dâng về phía trước.Đội hình cứ 3 người một hàng, dàn hàng ngang mang cùng một thứ lễ vật tiến đến bàn thờ, vái ba vái rồi từ từ lui về vị trí cũ. Lần lượt sau đó đến hàng hai, ba, bốn… làm như hàng một, chí có khác mang thứ lễ vật khác, bao giờ hết lễ vật mới thôi.Điệu múa dâng lễ vật phải hết sức đều, nghi thức trang trọng.Trang phụctrong điệu múa làđầu vấn khăn trắng, áo dài mầu nâu nhạt (không đội mũ). Múa trên nhà sàn, và khi có lễ rước nhà xe.
Múa mặtnạ còn gọi là tế mặt mẻ. Điệu múa nhắc lại cảnh sinh hoạt của tổ tiên xã xưa theo trí tưởng tượng, cùng diễn trong tang lễ.Tham gia múa là những chàng trai Mường khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, thông minh và có tài bắt chước giọng. Động tác múa đơn giản. Người múa đeo mặt nạ. ( Những mặt nạ mang hình thù mặt người, hoặc loài vật như khỉ, gà, chó, trâu bò,…) Động tác cơ bản theo hình thức mô phỏng, bắt chước các loài vật, có thể múa tuỳ hứng và được phép ứng tác tại chỗ.Người diễn lúc đứng, lúc quỳ, lúc thì chống xuống đất cả hai tay, quay bên phải, quay bên trái. Có lúc nằm lăn, hò reo rồi đứng lên nhảy múa bằng cách hai tay khua lên trời rất say sưa, thoả mãn. Lại có lúc người múa chạy vòng tròn rồi ôm nhau quay, hoặc nhấc bổng nhau lên khỏi mặt đất….
Múa trong khi có lễ rước nhà xa. Nơi diễn trên khoảng đất rộng rãi, đám ruộng bằng phẳng ngoài cánh đồng. Quần áo múa mặc theo tang lễ, áo ngắn bình thường, có thắt một giải lụa màu xanh lá mạ.Ở xã Phú cường có múa mặt nạ kết hợp với múa kiếm ( 1 nam và 1 nam đóng giả nữ cầm 2 kiếm múa) theo nhịp trống, chiêng.
Nhìn chung các loại tế nêu trên ( mà chúng tôi gọi là múa) các động tác vũ đạo còn đơn giản, lại bị bó trong môi trường diễn ra tang lễ, bị quy định chặt bởi các nghi thức không khỏi làm hạn chế người múa, ít gây xúc cảm thẩm mỹ nghệ thuật. Đa số các điệu múa là dạng diễn xướng nghi lễ phong tục và có tính chất trò diễn ở các ngày hội Mường.
Ngoài sáo, nhị, trống, kèn… thì cồng chiêng là nhạc cụ đặc sắc.Nói đến xứ Mường không thể không nhắc đến cồng Mường, vật tượng trưng cho sự phồn thịnh về tinh thần lẫn vật chất. Cồng Mường không khi nào vắng mặt trong các lễ hội dân gian của bốn Mường lớn xưa là: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động ở Hòa Bình với hội cồng chiêng của những người phụ nữ dân tộc Mường. Vốn là những người hàng ngày chân lấm tay bùn, nhưng trong ngày hội phụ nữ Mườngmượt mà trong trang phục truyền thống đồng bộ của dân tộc mình với khăn trắng, áo xanh, váy đen nổi bật giữa không gian linh thiêng của đất trời vào xuân. Cồng chiêng tham gia hầu hết vào mọi sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng như hội Sắc bùa, lễ cưới, lễ tang, cuộc đi săn, kéo gỗ, mừng nhà mới, hội xuống đồng, khi thiên tai địch hoạ. Đặc biệt trong lễ hội mùa Xuân ở Hoà Bình thường có những phường Chiêng, phường Cồng đi chúc Tết các gia đình ( gọi là phường Sắc Bùa ). Trong sinh hoạt dân gian nổi lên lễ xướng trường ca Đẻ đất - Đẻ nước vừa diễn tả, giải thích nguồn gốc vũ trụ, con người, muôn loài với quan niệm linh thiêng đầy chất huyền thoại
.
Sau những nghi lễ cầu mong mùa màng bội thu, nhân khang, vật thịnh, đến phần hội là các đội cồng chiêng đến từ nhiều bản làng khác nhau tạo nên một dàn hòa âm trầm hùng cùng các trò chơi dân gian khác. Mỗi người phụ nữ có một chiếc cồng, tay này xách quai đeo cồng, tay kia cầm dùi gõ có quấn vải đỏ một đầu, gõ vào núm cồng theo nhịp điệu và tiết tấu của bài.
Cồng chiêng biểu diễn theo hai hình thức là dàn hàng ngang đứng đánh tại chỗ hoặc vừa đánh cồng vừa đi theo vòng tròn.
Lễ hội cũng là dịp người Mường ở Cao Phong trở về với cội nguồn của dàn cồng chiêng Mường Thàng, nơi theo thống kê còn lưu giữ tới 2.969 bộ cồng, chiêng ở 13 xã, thị trấn trong huyện.Theo những cụ cao niên kể lại, Mường Thàng là nơi có mật độ cồng chiêng rất lớn, nhà nào cũng có ít nhất vài ba chiếc, nhiều nhất là một dàn 12 chiếc. Âm nhạc cồng chiêng có mặt trong nhiều sinh hoạt của cộng đồng Mường và được tổ chức đánh theo bài bản nhất định. Trong khung cảnh mường tiên Tây Bắc, âm hưởng ấy lắng đọng vào tâm trí mỗi người đến khó quên.
Nói đến cồng chiêng phải nhắc đến dàn cồng sắc bùa Mường gồm nhiều chiếc cồng. Dựa vào chức nǎng âm nhạc người ta đặt riêng cho từng chiếc cồng hoặc từng nhóm cồng như:
- Chiêng Cái hoặc chiêng Gọi là chiếc cồng đánh mở đầu bài nhạc cồng.
- Chiêng Boòng Beng là một đôi cồng cỡ nhỏ có âm vang cao nhất.
- Chiêng Đủm là đôi cồng trung.
Chiêng Boòng Beng và chiêng Đủm diễn tấu giai điệu. Có nơi gọi 4 chiếc này là chiêng Đom hoặc chiêng Dóng.
- Chiêng Dàm là chiếc cồng to có âm trầm nhất.
- Chiêng Khộ là nhóm cồng to, có âm trầm, tham gia diễn tấu chùm âm bè nền.
Cồng Mường Hòa Bình là loại nhạc cụ tự thân vang, bằng đồng. ở thành cồng có hai lỗ để luồn dây quai. Kích cỡ các ống to nhỏ khác nhau. Loại nhỏ có đường kính khoảng 20 cm, nặng 0,7 – 0,8kg. Loại to có đường kính 50 – 60 cm, nặng 5 – 6 kg. Số lượng đầy đủ của dàn cồng xưa là 12 chiếc. Ngày nay ta thường gặp những dàn cồng có số lượng ít hơn.
Hàng âm của các dàn cồng Mường không đồng nhất, tổ chức cao độ trong hàng âm giữa các dàn không cố định. Có nghĩa là mỗi dàn cồng có một hàng âm riêng. Những chiếc cồng trầm (chiêng Dàm) là những chiếc cồng không định âm. Còn những chiếc cồng cao (chiêng Dóng) có độ cao tương đối, cách nhau từ quãng 2 đến quãng 4.
Công Mường
Âm chất của cồng có mầu sắc kim khí, ngân nga, vang xa. Với cường độ lớn, âm thanh cồng nổi rõ bồi âm, cồng càng trầm bồi âm càng rõ. Những cồng đánh giai điệu (chiêng Dóng) có âm thanh thánh thót, tươi sáng. những chiêng Dàm đánh bè đệm có âm thanh ấm, nặng nề, hùng tráng, ngân xa.
Dàn cồng sắc bùa Mường do các nữ cồng đánh và một người đàn ông (gọi là thầy Thường) tham gia hát. Khi diễn tấu mỗi người xách một cồng xếp theo hàng một vừa đi vừa đánh cồng. Thầy Thường đi trước, cuối hàng là một người đi theo để nhận quà tặng. Có thể đứng tại chỗ hoặc ngồi đánh cồng, tùy theo tục lệ của từng lễ thức.Dàn cồng được người Mường quí trọng, coi như vật gia bảo trong nhà và đem ra trình diễn vào những ngày tết đón xuân với phong tục sắc bùa. Ngoài ra trong ngày lễ cưới, lễ làm nhà mới, đón khách quí v,v… cũng không thể thiếu âm thanh của dàn cồng.
Còn nữa
- VĂN HÓA HÒA BÌNH PHẦN 20 VĂN HÓA DÂN TỘC DAO
- VĂN HÓA HÒA BÌNH PHẦN 19 VĂN HÓA DÂN TỘC DAO
- VĂN HÓA HÒA BÌNH PHẦN 18 VĂN HÓA DÂN TỘC DAO
- VĂN HÓA HÒA BÌNH PHẦN 17 VĂN HÓA DÂN TỘC MÔNG
- VĂN HÓA HÒA BÌNH PHẦN 16 VĂN HÓA DÂN TỘC MÔNG
- VĂN HÓA HÒA BÌNH PHẦN 15 VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI
- VĂN HÓA HÒA BÌNH PHẦN 14 VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI
- VĂN HÓA HÒA BÌNH PHẦN 13 VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI
- VĂN HÓA HÒA BÌNH PHẦN 12 VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI
- VĂN HÓA HÒA BÌNH PHẦN 11