Tuyên truyền kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 - 9/7/2022)

         Thực hiện công văn số 1266/SVHTTDL-NSVHGD  ngày 8/6/2022 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình về việc thực hiện tuyên truyền kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9/7/2012 - 9/7/2022),

          Theo Hướng dẫn số 54-HD/BTGTW, mục đích tuyên truyền nhằm tôn vinh và tri ân những công lao, đóng góp to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Cừ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; khẳng định vai trò lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, hòa bình, thống nhất Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước; củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

          Để góp phần tuyên truyền, giáo dục sâu rộng cho đoàn viên, thanh niên về ý nghĩa văn hóa, kinh tế, vị trí chiến lược cũng như chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với biển đảo Tổ quốc. Thư viện tỉnh Hòa Bình trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách “Nguyễn Văn Cừ Nhà lãnh đạo xuất sắc , một tấm gương cộng sản mẫu mực” ,  Sách do nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia ấn hành năm 2012, 855 trang, khổ 24cm

      Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9/7/1912 (tức ngày 25 tháng 5 năm Nhâm Tý) tại làng Phù Khê, tổng Nghĩa Lập, phủ Từ Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Dòng họ Nguyễn ở Từ Sơn – Bắc Ninh là dòng họ nổi tiếng vì nhiều người học rộng, tài cao. Cả ông nội và ông ngoại của đồng chí Nguyễn Văn Cừ đều là nhà Nho yêu nước và đều làm nghề dạy học. Nguyễn Văn Cừ ở với ông ngoại từ nhỏ, được ông dạy chữ Hán và truyền dạy lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Văn Cừ đã bộc lộ tư chất thông minh, tính tình kiên định.

          Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm góp phần giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa tốt đẹp của dân tộc, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; cổ vũ, động viên các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ ra sức học tập, lao động và cống hiến sức lực, trí tuệ để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh


Collège du Protectorat près du Grand Lac - Trường Trung Học Bảo Hộ gần Hồ Tây - trường Bưởi (sau này là trường Chu Văn An). Nằm tại làng Bưởi, trên đường Route du Village du Papier (nay là đường Thụy Khuê)

Trụ sở báo Tin tức - cơ quan ngôn luận của Mặt trận Dân chủ Đông Dương

Làng Vạn Phúc, Hà Tây (nay là Hà Nội) - An toàn khu của Xứ ủy Bắc kỳ thời kỳ 1939 - 1945 (Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Nhà thương Giếng nước (nay là Bệnh viện huyện Hóc Môn)

nơi Pháp xử bắn đồng chí Nguyễn Văn Cừ (Nguồn: Báo Công an nhân dân)

              Năm 2012, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng xúc động đánh giá về bậc tiền bối: “Nhà lãnh đạo trẻ tuổi đầy tài năng của cách mạng Việt Nam, một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của dân tộc, suốt đời chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân

             Trên cả nước, có nhiều đường phố, trường học, công trình văn hóa mang tên đồng chí Tổng Bí thư trẻ tuổi nhất của Đảng: tại thủ đô Hà Nội, con đường đẹp từ cầu Chương Dương đến vòng xoay ngã ba Cầu Chui thuộc Gia Lâm mang tên Nguyễn Văn Cừ. Cũng ở huyện Gia Lâm có một trường phổ thông trung học đặt ở xã Đa Tốn mang tên đồng chí Nguyễn Văn Cừ; tại Thành phố Hồ Chí Minh, quận 1, quận 5 đều có đường phố Nguyễn Văn Cừ và một trường phổ thông trung học ở huyện Hóc Môn mang tên đồng chí Tổng Bí thư của Đảng.

Liên kết web :
Đang online : 6
Hôm nay : 516
Tháng hiện tại : 9756
Tổng lượt truy cập : 1541976