Để có một số cuốn sách về dân tộc Mường đồ sộ, Tiến sĩ Quydiniê phải mất 15 năm nghiên cứu, khảo sát, đọc và viết. Với nguồn tài liệu, cứ liệu phong phú, được trình bày một cách khoa học, tác phẩm “Người Mường (LesMuong) - địa lý nhân văn và xã hội học” là một công trình nghiên cứu về người Mường khá toàn diện và sâu sắc, được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao.

 Với những ngôn ngữ dân tộc, những khái niệm khoa học tác giả đã giới thiệu đặc trưng địa lý học của khu vực người Mường, cấu trúc địa chất lục địa bản đồ Châu Á và Đông Dương.

 

Nói về thế đất, tác giả miêu tả dòng chảy của con sông Đà trên địa phận Hoà Bình, từ tây bắc xuôi đông nam, đến Kỳ Sơn lại vòng lên phía bắc gặp con sông Hồng. Sông Đà ở độ cao, khi vào đến địa phận Hoà Bình phải len lỏi chảy qua các khe núi (hai bên bờ là núi đá dựng đứng) bị các đập nước tự nhiên bằng đá làm bế tắc, bỗng sôi réo lên, tạo ra phong cảnh hùng vĩ đường bệ và trang nghiêm (nói về đoạn ghềnh Bờ, nay đã nằm dưới đáy lòng hồ thuỷ điện). Con sông đi hết các dãy núi đá thì gặp thung lũng Phương Lâm, Kỳ Sơn rộng rãi hơn. Bởi thế, nó đã để lại hai bên bờ một dải phù sa màu mỡ và mỗi lúc càng mở rộng thêm về phía Bắc khi gần sáp nhập với sông ...

          Cuốn sách Mo Mường Hòa Bình do UBND tỉnh ấn hành có dung lượng 1.520 trang in trên khổ giấy 19 x 27 cm, giấy in bóng, đẹp. Căn cứ theo nội dung từng đọn mo, từng thể loại mo, Ban biên tập đã chia thành 140 cát (các chương, phần). Mo dài, ngắn có nội dung khác nhau và phân chia thành 4 thể loại mo chính là: mo kể chuyện, mo hòm, mo cuối lìa và mo nghi lễ và được chia làm 2 phần: phần ghi âm tiếng Mường và phần dịch sang tiếng phổ thông. Toàn bộ tư liệu chủ yếu lấy trong đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu, sưu tầm Mo Mường ở Mường Bi, Tân Lạc, Hòa Bình” được ghi băng, ghi hình trong tiến trình phục dựng 12 đêm mo tang lễ tại Mường Bi (Tân Lạc) nên nói cuốn sách này có nội dung Mo Mường Bi cũng không sai.

          Thoạt đầu, khi đọc qua bản Mo Mường Bi, một số vị trong ban soạn thảo băn khoăn thấy các cái mo sao ngắn, giản đơn về cấu trúc, ngôn ngữ khá khu biệt địa phương. Ban đầu cũng có ngộ nhận bản mo này không đầy đủ, thiếu nhiều các chi tiết, không hay như mo ở các mường khác.  Càng về sau, đọc kỹ và trong quá trình soạn thảo, biên tập thấy sáng tỏ nhiều vấn đề Mo Mường Bi có nhiều điểm rất đặc sắc. Trong bài viết ngắn và trong điều kiện chưa có thời ...

Ðến với Hoà Bình là đến với những dòng chảy vãn hoá độc đáo khêu gợi bao khát khao tìm kiếm trong các áng trýờng ca ðổ sộ nhý Ðẻ đất, đẻ nước; trong các chuyện tình lãng mạn bi thương như út Lót - Hồ Liêu, Nàng Nga hai mối; trong những âm hưởng hào hùng của trống đồng, của các phường xắc bùa của những dàn cổng chiêng hàng trãm chiếc... hay chỉ trong một thoáng mờ ảo mong manh mẽ hổ như làn sóng, sớm của cánh bông...
Nếu phân loại các vùng văn hoá thì Mường Mùn (Tức huyện Mai Châu - Hoà Bình) chính là một tiểu vùng nằm trong vùng văn hoá lớn Tây Bắc. Tiểu vùng văn hoá Mường Mùn có những đặc điểm chung cơ bản của vùng, đồng thời cũng nổi lên bản sắc riêng của mình.
Liên kết web :
Đang online : 16
Hôm nay : 153
Tháng hiện tại : 9831
Tổng lượt truy cập : 1509040