Mo Mường

          Cuốn sách Mo Mường Hòa Bình do UBND tỉnh ấn hành có dung lượng 1.520 trang in trên khổ giấy 19 x 27 cm, giấy in bóng, đẹp. Căn cứ theo nội dung từng đọn mo, từng thể loại mo, Ban biên tập đã chia thành 140 cát (các chương, phần). Mo dài, ngắn có nội dung khác nhau và phân chia thành 4 thể loại mo chính là: mo kể chuyện, mo hòm, mo cuối lìa và mo nghi lễ và được chia làm 2 phần: phần ghi âm tiếng Mường và phần dịch sang tiếng phổ thông. Toàn bộ tư liệu chủ yếu lấy trong đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu, sưu tầm Mo Mường ở Mường Bi, Tân Lạc, Hòa Bình” được ghi băng, ghi hình trong tiến trình phục dựng 12 đêm mo tang lễ tại Mường Bi (Tân Lạc) nên nói cuốn sách này có nội dung Mo Mường Bi cũng không sai.

          Thoạt đầu, khi đọc qua bản Mo Mường Bi, một số vị trong ban soạn thảo băn khoăn thấy các cái mo sao ngắn, giản đơn về cấu trúc, ngôn ngữ khá khu biệt địa phương. Ban đầu cũng có ngộ nhận bản mo này không đầy đủ, thiếu nhiều các chi tiết, không hay như mo ở các mường khác.  Càng về sau, đọc kỹ và trong quá trình soạn thảo, biên tập thấy sáng tỏ nhiều vấn đề Mo Mường Bi có nhiều điểm rất đặc sắc. Trong bài viết ngắn và trong điều kiện chưa có thời gian để nghiên cứu kỹ không thể nói hết mọi nhẽ.

       Trước hết, về mặt cấu trúc 12 đêm mo, Mo Mường Bi có tính lô gích dân gian trong toàn bộ diễn trình mo và có đầy đủ các nội dung trong đó. Từ khi con người chết đi có nghi lễ đạp ma, thiểng thẳn, có mo nhòm, mo nghi lễ, mo kể chuyện... cho đến khi mo táy, mo cha - mo nhắn nhủ dạy bảo con cháu trước khi mang đi mai táng. Tuy nhiên, có thiếu một số cát mo như: mo de khâu (đẻ trống đồng...), vấn đề này có lẽ do các thầy mo quen hoặc là sự sáng tạo sau này của các Mo Mường khác...

        Về mặt chi tiết và ngôn ngữ, Mo Mường Bi không màu mè, hoa mỹ. Lấy ví dụ như cát mo đẻ đất, việc sinh đẻ ra đất, trời được mô tả giản đơn sinh ra “cà khật”, “cà khồi” chứ không ồn ào hay như ngày nay ta hay nói là “hoành tráng” như mo các mường khác. Tiếp sau đó, dân gian Mường Bi lý giải do trời sinh ra trước nên ở bên trên, đất sinh ra sau nên ở bên dưới... mặt đất khi đó chưa có gì, dạ nhần mới đắp dất thành đồi, núi.. . thật là một hình tượng không kém gì bà Nữ Oa đội đá vá giời của người Trung Hoa. Trong khi đó, mo các mường, khác kể cả những tác phẩm của nhà nghiên cứu Bùi Thiện sưu tầm cũng không có chi tiết này. Đây là chi tiết rất đắt nâng cao nhiều giá trị của móng mo này. Về sự đơn giản trong chi tiết có thể kể ra đây như việc ấp trứng điếng, Mo Mường Bi khá giản đơn ngắn, song vẫn đầy đủ như việc nhừo con chim réo rạ ấp mới nở trứng dần, đẻ ra con người và muôn loài. Trong khi đó, các Mo Mường khác được thêm thắt rất nhiều chi tiết như bởi người này, bởi người kia mới đến chi tiết chính là nhờ con chim réo rạ hay như trong móng mo đọc moong - săn muông, bản mong Mường Bi rất giản đơn từ việc góp giáo, tên, nỏ, góp chó để đi săn mường cho đến khi hạ được con muông tiw wil tượng wuợng, việc chia thịt muông được mô tả khá giản đơn. Trong khi đó, mo các mường khác dài dòng hơn, hoa mỹ hơn, chi tiết phong phú hơn, song về cốt lõi nội dung không chệch so với Mo Mường Bi.

          Giá sử như lấy Mo Mường Bi làm gốc thì thấy rằng sáng tạo ban đầu ra Mo Mường rất giản đơn trong chi tiết, sau đó được mo các mường khác sáng tạo thêm, thêm thắt vào. Tính thực trong giá trị bảo tồn ngôn ngữ trong Mo Mường Bi còn thể hiện khá rõ trong chi tiết khi lang Cun Cài ra làm lang bị con ma cốch bắt chết, hỏi khá nhiều thầy mo và các nghệ nhân dân gian các mường khác họ không biết ma cốch là gì, chỉ có ở Mường Bi còn nói rõ đây là “ma” sao băng trên trời bởi rất giản đơn thôi. Mường Bi gọi sao Băng là cốch. Đây là một căn cứ nữa chứng tỏ Mo Mường Bi còn lưu giữ khá toàn vẹn ngôn ngữ Mường cổ xưa.

         Một điểm nữa trong mo nhòm ở Mường Bi, việc nhòm tức là quan sát, nhìn mọi vật lần cuối trước khi về mường ma, được bắt đầu từ gần cho đến xa và dịch chuyển xa dần như cát mo nhòm thả, nhòm nhà - tức là nhìn các sào quần, áo con cháu trên bên cỗ quan tài, sau đó nhòm ra nhà mình, nhòm ra mường mình mới dần đi nhòm các mường khác... các Mo Mường khác không có mo nhòm thả, nhòm nhà... Cát mo wờn, woa  khụ cồil - Vườn hoa núi Cối chỉ có Mường Bi, Mường Thàng mới có, mo dưới Lạc Sơn, Kim Bôi, Thanh Hóa không có... Cát mo này không có nhưng nó là sự minh chứng trong sáng tạo không ngừng của văn nghệ dân gian và có sự khác biệt trong các khu vực văn hóa, trong đó mo cũng không ngoại lệ.

Các bạn có thể tìm đọc quấn Mo Mường tại Thư viện tỉnh Hòa Bình .



Liên kết web :
Đang online : 6
Hôm nay : 1119
Tháng hiện tại : 19141
Tổng lượt truy cập : 1399781