Giới thiệu sách chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

            Trải qua hàng ngàn năm nằm trong lãnh thổ Việt Nam, huyện Điện Biên có một truyền thống đấu tranh cùng các dân tộc anh em nhằm từng bước xây dựng khối đoàn kết không gì lay chuyển nổi của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Lịch sử Điện Biên là lịch sử của quá trình đấu tranh gay gắt và nó chỉ kết thúc khi tiếng kèn chiến thắng Điện Biên vang dậy.

           Trước ngày hòa bình lập lại, năm 1954, người dân Điện Biên phải sống dưới hai tầng áp bức bóc lột của thực dân Pháp và của chế độ “phìa tạo” Thái. Ước vọng của người dân Điện Biên, với tài nguyên phong phú và giàu có của mình, với tinh thần lao động cần cù và dũng cảm muốn xây dựng quê hương trở thành một thiên đường trên thế gian. Ước vọng đó gửi gắm trong tên gọi thân thương của nơi chôn rau cắt rốn của mình: Mường Then. Ước vọng đó chưa bao giờ thực hiện được với một chế độ mà con người bị đày ải bởi sự bóc lột hà khắc của bọn chúa đất địa phương, bởi sự giằng xé, tranh chấp, cướp bóc luôn xảy ra do những cuộc tranh chấp giữa các chúa đất, giữa những đám giặc cỏ luôn có mặt nơi biên giới xa xôi hẻo lánh này, bởi bọn thực dân Pháp bòn rút người dân đến xương tủy bằng chế độ thuế khóa, phu phen vô hạn độ.

             Chiến thắng ĐBP là sự kiện lịch sử kết thúc gần một thế kỷ đô hộ của Thực dân Pháp ở nước ta. Đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước trên con đường thống nhất, giải phóng dân tộc và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa

             Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc như một mốc son lớn của thế kỷ XX. Có ý nghĩa to lớn và đó là sự kết tinh của nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Ý chí quyết chiến quyết thắng và sức mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng vũ trang nhân dân. Sự đoàn kết chiến đấu bền chặt của quân và dân 3 nước Đông Dương, sự giúp đỡ ủng hộ của bạn bè yêu chuộng Hòa Bình trên thế giới.

             TácgiảcuốnsáchquýnàylàhaiGiáo sư danh tiếngsốmộtcủaViệt Nam vàothờikỳhiệnđại. ĐólàGiáo sư Đặng Nghiêm Vạn (1930 – 2016), gần như là cha đẻcủaNgànhDân tộchọcvà Tôn giáo. Đặcbiệtlànhữngchuyên khảovềcác dân tộcTày - Nùng - Thái, các dân tộc ở Tây Trường Sơn – Tây Nguyên.

            Giáo sư Đinh Xuân Lâm (1925-2017), ngườicó công đầuxây dựngbộ môn lịchsửCận - Hiện đại Việt Nam. Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm UNESCO Thông tin tư liệu lịch sử văn hóa Việt Nam. Là một trong tứ trụ của nền sử học Việt Nam (“Lâm, Lê, Tấn,Vượng” : Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng).

            Không phải địa danh nào, vùng đất nào, sự kiện lịch sử nào cũng được cùng một lúc cả hai Giáo sư quan tâm đến như vậy. Cho nên, mặc dù bận rất nhiều công việc nhưng hai ông vẫn dành nhiều thời gian quý báu của mình cho việc nghiên cứu biên soạn cuốn sách này. Coi cuốn “Điện Biên trong lịch sử” như một công trình khoa học nghiêm túc góp phần giúp người đọc hiểu biết sâu sắc hơn về vùng đất và con người Điện Biên trong lịch sử từ thời khởi thủy với chiều dài hàng nghìn năm, đến thời kỳ Pháp xâm lược, kháng chiến chống thực dân Pháp, đến chiến thắng Điện Biên Phủ và những thành tựu sau khi hòa bình được lập lại lao động sản xuất xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Do vậy, cuốn sách này còn có ý nghĩa rất quan trọng như một công cụ để tra cứu tìm hiểu về lịch sử vùng đất và con người Tây Bắc trong nhiều phương diện lịch sử văn hóa, dân tộc học...

          Cuốn sách “Điện Biên trong lịch sử” có lời giới thiệu của Chủ tịch UBND huyện Điện Biên thời đó là ông Quàng Văn Xuyên. Với cấu trúc gồm 8 chương: Chương 1. Vài nét chung về đất Điện Biên; Chương 2. Đất Mường Thanh thủa xưa qua các câu chuyện huyền thoại; Chương 3. Đất Mường Thanh bước vào thời kỳ lịch sử (từ thủa ban đầu đến thế kỷ XVII); Chương 4. Đất ĐB trong những thế kỷ XVIII – XIX; Chương 5. ĐB trong thời kỳ Thực dân Pháp xâm lược; Chương 6. ĐB từ cách mạng tháng tám đến trước chiến thắng Điện Biên; Chương 7. ĐBP lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu; Chương 8. Điện Biên trong lòng Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

          Với cái nhìn của người là chuyên gia về dân tộc học và sử học vùng đất Điện Biên, Mường Thanh, với lối viết chân thực dung dị và chuẩn xác, với phần chú giải cẩn trọng kỹ càng tỉ mỉ, Mường Thanh - Điện Biên xưa đã hiện ra trước mắt người đọc thật sống động như một cái nôi, một điểm nút của sự giao thoa lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội ở vùng biên cương của tổ quốc. Là quê hương của nhiều dân tộc anh em như: Kinh, Thái, Mông, Khơ mú, Cống, Tày, Lào, Kháng, Xinh, Mun. Cho thấy những chủ nhân đầu tiên của vùng đất này là người Thái, người Lự từ khoảng gần 1000 năm trước. Người Tày xuất hiện muộn hơn nhiều, vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XX.

           Cuốn sách “Điện Biên trong lịch sử” với mục dích trình bày những diễn biến chính trị xẩy ra từ những ngày đầu con người mới đến sinh cơ lập nghiệp cho đến khi ngọn cờ chiến thắng của dân tộc ta được cắm trên nóc hầm tướng Đờ Caxtrơ năm 1954 do vậy vùng đất Mường Then (Mường Thanh) còn ẩn chứa rất nhiều truyền thuyết và huyền thoại. Mường Then là cái tên cổ xưa của vùng đất này, năm 1777 Chúa Trịnh đặt vùng Mường Then thành Phủ Ninh Biên, được gọi là Phủ Điện Biên từ thời vua Thiên Trị nguyên niên (1842) , đến hòa bình lập lại được đổi

           Nhìn lại lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lâu dài và gian khổ của nhân dân ta cho thấy đồng bào Tây Bắc nói chung và đồng bào Điện Biên nói riêng đã bằng xương máu của mình viết nên những trang sử vẻ vang, làm sáng tỏ truyền thống yêu nước, đoàn kết đấu tranh bất khuất của các dân tộc ít người trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

          Do còn nhiều hạn chế về lịch sử các cuộc khởi nghĩa đó đều không thành công và phải đợi cho tới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta (1946 – 1954) thì truyền thống tốt đẹp đó của Tây Bắc, của Điện Biên mới được phát huy mạnh mẽ và rực rỡ hơn bao giờ hết, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, đập tan mọi ý chí xâm lược của kẻ thù.

          Đầu năm 1947 thực dân Pháp quay lại đánh chiếm toàn bộ Tây Bắc. Trước đó, vào cuối năm 1946, Điện Biên, Phong thổ, thị xã Lai Châu đã bị quân Đèo Văn Long chiếm với sự bảo trợ của quân Tưởng và quân Pháp. Từ đó nhân dân các dân tộc Điện Biên cùng với cả vùng Tây Bắc bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đến cuối tháng 11 năm 1952 với chiến dịch Tây Bắc toàn bộ 8000km2 gồm hai tỉnh Sơn La, Nghĩa Lộ và một phần Lai Châu được giải phóng chỉ trừ cứ điểm Nà Sản và một số vùng ven sông Mã chưa được giải phóng. Kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ là chiến thắng Điện Biên Phủ. Vào 20 giờ ngày 7/5/1954 toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt. Ngọn cờ “Quyết chiến quyết thắng” phất phới tung bay.

        Để nói về “một tinh thần Điện Biên mới” xã luận báo Nhân dân ra ngày 7/5/1975 đã nhận định: “Cách mạng tháng Tám, Chiến thắng Điện Biên Phủ, với mùa xuân đại thắng năm nay đều là những cái mốc lớn, đứng rất gần nhau so với chiều dài của lịch sử, vạch thẳng con đường đi lên bừng sáng mãi của dân tộc Việt Nam”.

          Như vậy đến đây chúng ta có thể khẳng định vị trí rất quan trọng của cuốn “Điện Biên trong lịch sử” trong kho tàng các tác phẩm viết về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, về con người và vùng đất nơi đây. Chiến thắng Điện Biên Phủ chính là kết tinh những gì cao đẹp của phẩm chất con người Việt Nam nói chung và của đồng bào các dân tộc Điện Biên nói riêng. Chiến thắng đó còn được tỏa sáng cho tới tận bây giờ với những thành tựu đạt được trong 70 năm qua. Điều mà chúng ta đã và đang nhìn thấy một Điện Biên đổi mới và phát triển, một Điện Biên đang đi lên xứng tầm thời đại.

Cuốn sách quý này hiện đang lưu giữ tại thư viện tỉnh Hòa Bình. Kính mời bạn đọc tham gia tìm hiểu và đọc sách tại thư viện.

                                      Phòng Công tác bạn đọc - Thư viện tỉnh Hoà Bình 

 

Liên kết web :
Đang online : 6
Hôm nay : 261
Tháng hiện tại : 16375
Tổng lượt truy cập : 1478725