NHỮNG SỰ KIỆN TIÊU BIỂU TRONG LỊCH SỬ 130 NĂM CỦA TỈNH HOÀ BÌNH (Phần 3)

  HOÀ BÌNH VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC ( 1954-1975 )

          Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơ-ne-vơ các thế lực phản cách mạng đã ráo riết hoạt động điên cuồng chống phá cách mạng nước ta. Bước vào giai đoạn mới nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta là: Đoàn kết, lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện đình chiến để củng cố hoà bình, đề phòng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại đình chiến của đế quốc Mỹ và tay sai, tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang để củng cố miền Bắc, giữ vững và phát triển đấu tranh chính trị ở miền Nam, củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước. Tháng 9 năm 1954, Bộ chính trị đề ra nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi, phát triển kinh tế một cách có kế hoạch và từng bước mở rộng giao lưu kinh tế giữa thành thị và nông thôn. Cuối năm 1954, tỉnh uỷ Hoà Bình đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là : “ Củng cố đoàn kết dân tộc, chống âm mưu chia rẽ của đế quốc và tay sai, củng cố lực lượng vũ trang, đẩy mạnh công tác kinh tế, tài chính, phát triển văn hoá xã hội, đấy mạnh sản xuất nông nghiệp, khuyến khích phục hồi diện tích đất hoang”. Ngày 22-02-1955, Thường vụ tỉnh uỷ họp nhận định: Địch sẽ tăng cường hoạt động gián điệp lâu dài, dựa hẳn vào bọn địa chủ lang đạo phản động, phát triển cơ sở, nhen nhóm đảng phái ở những nơi xung yếu, tung tay chân về các vùng Cao Phong, Mai Châu, vùng công giáo. Địch sẽ lợi dụng mê tín để cưỡng bức quần chúng, mua chuộc, đe doạ cán bộ. Từ những nhận định đó Tỉnh uỷ quyết định thành lập ban chỉ đạo thống nhất nhằm tăng cường vận động quần chúng, nâng cao cảnh giác cách mạng, giáo dục, cải tạo, phân hoá các đối tượng, chủ động tấn công tiêu diệt địch. Đúng như nhận định của Tỉnh uỷ, tình hình an ninh diễn biến phức tạp và nghiêm trọng. Hàng loạt vụ phá hoại với nhiều thủ đoạn khác nhau đã xảy ra dồn dập gây cho ta nhiều thiệt hại.

Đêm 10-5-1955, tại hai xóm Bãi Trung và Ổ Gà thuộc xã Đoàn Kết, huyện Lạc Sơn (nay là huyện Đông Lai – Tân Lạc), bọn phản động đã đốt 28 nóc nhà sàn, cháy hơn 15 tấn thóc, chết hàng trăm gia cầm, gia súc trong đó có 18 nhà bị cháy hoàn toàn. Đây là một vụ phá hoại bằng đốt cháy lớn nhất ở Hoà Bình từ trước đến nay và nghiêm trọng hơn là sau khi đốt cháy, lợi dụng sự lạc hậu, mê tín của đòng bào, chúng đã tung tin là ma hoả đốt vì làng không thờ cúng ma. Những hoạt động táo bạo, trắng trợn của chúng đã làm cho cán bộ địa phương hoang mang không dám công tác, nhân dân kông dám đi họp. Nhiều gia đình đã chuẩn bị di chuyến đi nơi khác, lập bàn thờ ma. Trước đó bọn chúng đã tuyên truyền nhiều luận điệu xấu nhằm phá hoại chính sách thuế nông nghiệp, xúi giục dân không vào tổ đổi công, kêu gọi quyên góp xây dựng cúng ma để khỏi bị đốt làng, chúng cũng đã đốt rừng để lửa lan vào xóm nhưng nhân dân phát hiện và dập tắt kịp thời.

          Ngay sau khi xảy ra vụ phá hoại nói trên, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo chính quyền, các ngành, đoàn thể tiến hành trợ cấp lương thực, gạo muối, vận động nhân dân giúp đỡ nhau làm nhà. Chỉ sau một tuần, Quách Tước và đồng bọn gây ra vụ đốt với mục đích phá hoại đã bị bắt. Cũng trong thời gian đó những tên ngụy quân cũ còn lợi dụng những cuộc họp dân giả lên đồng đe dọa cán bộ không được hoạt động, tung tin ma biệt kích về làm ốm tổ trưởng nông hội, lập miếu thờ ma bộ đội để khỏi bị quấy nhiễu, cắm chông, xé các thông cáo, khẩu hiệu trong những ngà nộp thuế nông nghiệp. Bọn phản động cũng triệt để lợi dụng mê tín và sự lạc hậu của đồng bào, lợ dụng chính sách sửa sai, đã ngóc đầu dậy trả thù cốt cán. Thủ đoạn của chúng là đe dọa, lôi kéo, mua chuộc cán bộ địa phương kể cả chủ chốt đưa tay chân vào nội bộ ta để tiến hành các hoạt động xuyên tạc chính sách, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại sản xuất, đốt  nhà, giết người gây hoang mang trong nhân dân. Sau khi lôi kéo, sử dụng được một số cán bộ công an xã, xã đội, du kích làm chỗ dựa, chúng lừa bịp, kích động nông dân tham gia " đấu ếm " có vụ hơn 100 người tham gia. Đây là một thủ đoạn xảo quyệt dùng nông dân đánh vào nội bộ nông dân. Chúng đã tiến hành 3 vụ giết người bằng cách " đấu ếm " ở Lạc Thủy, Kim Bôi. Những vụ chưa giết được, chúng cưỡng bức cốt cán và nông dân ép đuổi ra khỏi làng, chuyển đi nơi khác. Ở vùng giáo Khoan Dụ ( Lạc Thủy ), bọn phản động lợi dụng đạo Thiên chúa và các thế lực thù địch cũng ráo riết tiến hành chiến dịch vu cáo chính sách tôn giáo của ta, kích động, cưỡng ép giáo dân di cư vào Nam. Bọn gián điệp biệt kích cũ ở vùng Tiến Xuân, Yên Quang ( Lương Sơn )cũng nhen nhóm hoạt động, móc nối với bọn phản động ở Sơn Tây. Thực hiện chủ trương của cấp trên, ta tập trung lực lượng đấu tranh trấn áp thành công một số vụ phá hoại bằng thủ đoạn đốt nhà, " đấu ếm " ở Đông Lai, Phú Lai và nhiều nơi khác. Năm 1956, khí thế cách mạng của quần chúng ở nhiều nơi được phát động, nâng cao hơn trước. Tỉnh ủy đặc biệt quan tâm tới công tác bảo vệ An ninh trật tự, đề ra biện pháp chủ trương cụ thể, nhiều vụ việc đã được khám phá nhanh chóng. Ở Mai Châu, thời kỳ đầu năm 1956, một số tên địa chủ, biệt kích cũ đã nhen nhóm tập hợp lực lượng chống đối. Trước tình hình phức tạp và nghiêm trọng do bọn phản động phá hoại gây ra, ngày 02-10-1956, Ban bí thư TW Đảng đã ra chỉ thị số 47/CT-TW, nêu rõ: " Phải tích cực ngăn ngừa và đề phòng những hành động phá hoại của bọn địa chủ, cường hào gian ác ngóc đầu dậy, bọn lưu manh và những phần tử phá hoại hiện hành".

           Năm 1957, dân số toàn tỉnh đã tăng lên 190.769 với tám dân tộc anh em, là năm đầu tiên đẩy lùi được nạn đói, nhân dân không phải ăn củ rừng nhưng đã xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp mới trong nội bộ nhân dân có liên quan đến An ninh và chính sách đoàn kết dân tộc, tôn giáo, kinh tế. Nổi lên là tranh chấp đất đai, ruộng, nương, lâm sản, nguồn nước ở các vùng giáp ranh tỉnh, huyện và các vùng dân tộc dẫn đến xung đột, xô xát lớn. Ngày 13-4-1957, Ban bí thư TW Đảng ra chỉ thị số 45/CT - TW về tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ kinh tế. Chỉ thị nêu rõ " Các cấp ủy Đảng cần phải thực hiện lãnh đạo công tác công an, củng cố và tăng cường công tác bảo vệ kinh tế, bố sung cán bộ có năng lực cho các ban bảo vệ kinh tế ở các khu, ty công an...".

          Từ sau ngày hòa bình lập lại, trên địa bàn một số tỉnh miền núi phía Bắc đã xảy ra một số vụ " xưng đón vua " như ở Đồng Văn ( Hà Giang ), Quan Hóa, Bá Thước ( Thanh Hóa ). Tháng 4-1947, tại Hang Kia, Pà Cò ( Mai Châu ) đồng bào Mông ở đây đã lan truyền tin " sắp sửa có vua ra, có người đã nhìn thấy vua, vua truyền là không phải làm lụng vất vả nữa, một ngày gân đây vua sẽ về và đưa cả bà con đi. Nếu ai không nghe theo lời vua thì sẽ có những trận mưa to, gió lớn, lụt lội chết hết". Đó là luận điệu của những phần tử bất mãn như Sùng Lão Dê, Sùng Lão Phua..., chúng tiến hành các hoạt động "xưng vua đón vua " nhằm kích động đồng bào di cư sang Lào, thành lập " khu tự trị Mông ". Xác định đây là vấn đề phức tạp liên quan đến chính sách dân tộc của Đảng, để đối phó với tình hình trên, lực lượng Công an đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc gặp gỡ, giáo dục thuyết phục. Lợi dụng mê tín lạc hậu bằng hình thức lên đồng, Sùng Lão Dê tiếp tục tụ tập dân bản lên đồng, hút thuốc phiện suốt ngày đêm. Tác hại về chính trị, kinh tế do Sùng Lão Dê gây ra trong vụ này đặc biệt nghiêm trọng, Tỉnh ủy đã phân công những cán bộ có năng lực trực tiếp lên chỉ đạo giải quyết, ổn định tình hình, đưa hàng hóa, lương thực, gia súc lên trợ cấp cho đồng bào. Đầu năm 1958, hội nghị TW lần thứ 14 đã đề ra kế hoạch 3 năm ( 1958 - 1960 ) cải tạo xã hội chủ nghĩa. Tỉnh ủy đã khảo sát và chỉ đạo xây dựng hợp tác xã nông nghiệp thí điểm ở Hạ Bì, từ đó rút kinh nghiệm nhân ra toàn tỉnh.

          Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ 3 họp từ 19 - 5 đến 25-5-1959 đã đề ra chủ trương kết hợp hợp tác hóa với cải cách dân chủ. Đây là một cuộc vận động có quy mô và yêu cầu rộng lớn, quan trọng nhằm xây dựng và mở rộng phong trào hợp tác hóa tiến kịp với phong trào cách mạng chung của miền Bắc, thủ tiêu những tàn tích bóc lột, phong kiến, giáo dục nâng cao giác ngộ giai cấp, xác định ranh giới rõ ràng giữa bóc lột và lao động, giữa địa chủ và nông dân; giải quyết tốt những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; giáo dục chính sách dân tộc của Đảng, củng cố các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể, công an, dân quân, phát triển đảng viên, bài trừ dần những tàn tích văn hóa lạc hậu.

          Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III ( 9-1960 ) đã xác định nhiệm vụ chung của cách mạng nước ta là: Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới. Để phá hoại công cuộc xây dựng chỉ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn đã phát động cuộc chiến tranh biệt kích ra miền Bắc. Trong cuộc mít tinh của đồng bào Hòa Bình chào đón Bác Hồ về thăm vào tháng 8-1962, Bác đã căn dặn : " Chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì bọn Mỹ - Diệm không muốn cho ta thành công. Chúng âm mưu phá hoại ta bằng nhiều cách. Chúng còn bịa đặt tin đồn nhảm, phá hoại tinh thần nhân dân ta. Vì vậy, toàn Đảng, toàn dân ta phải cảnh giác để đập tan âm mưu phá hoại của chúng”. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, quân dân Hoà Bình đã lập sẵn các phương án tác chiến. Với tinh thần cảnh giác cao, đêm 20-2-1962, quân và dân xã Tử Nê đã phát hiện một toán biệt kích nhảy dù xuống địa bàn xã. Lập tức, quân và dân Hoà Bình phối hợp cùng bộ đội chính quy triển khai lực lượng chiến đấu. Chỉ sau 58 giờ truy lung, toán biệt kích gồm 5 tên đã bị bắt gọn. Đó là thắng lợi đầu tiên của quân và dân Hoà Bình góp phần làm thất bại chiến tranh bằng gián điệp, biệt kích nhằm phá hoại miềnBắc của đế quốc Mỹ và nguỵ quyền Sài Gòn.

          Đến khoảng giữa những năm 60 củathế kỷ XX, phong trào cách mạng kiên cường của nhân dân miền Nam đã đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - nguỵ. Nguỵ quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ. Để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ đưa quân vào trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam với chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Đế quốc Mỹ đổ quân vào miền Nam và phát động cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân ra miền Bắc. Ngày 5-8-1964, theo lệnh của Tổng thống Giônxơn, không quân, hải quân Mỹ mở nhiều đợt tấn công bắn phá các căn cứ ở miền Bắc: cửa sông Gianh (Quảng Bình), vùng Cửa Hội - Bến Thuỷ (Nghệ An), cửa Lạch Trường (Thanh Hoá), vùng vịnh Hạ Long - Hòn Gai (Quảng Ninh). Quân và dân ta đã đánh trả quyết liệt và chiến thắng vẻ vang:bắn rơi 8 máy bay phản lực, bắn hỏng 3 máy bay khác và bắt sống phi công Mỹ,trung uý Anvơrết. Đất nước đứng trước tình hình mới: cả nước có chiến tranh.Nhạy bén với tình hình thời cuộc, vớitinh thần cảnh giác cao và dựa trên các chỉthị, nghị quyết của Trung ương, Tỉnh uỷHoà Bình đã tổ chức Hội nghị lần thứnăm, vào tháng 1-1965, tổng kết kế hoạchnăm 1964 và quyết định nhiệm vụ năm1965. Hội nghị nhấn mạnh phải tập trung lực lượng hoàn thành kế hoạch năm 1965. Đồng thời, trong tình hình mới, Tỉnh uỷ đã nhận định: “Tỉnh Hoà Bình là một tỉnh miền núi gần Thủ đô, có nhiều đầu mối giao thông đi các tỉnh, có vị trí chiến lược quan trọng. Kẻ địch sẽ chú ý đánh phá nhiều...”. Trên thực tế, địa bàn Hoà Bình là một trong những khu an toàn của trung ương, có nhiều tổng kho dự trữ của Nhà nước và đang là bãi tập của quân chủ lực tăng viện cho miền Nam. Do đó, Hoà Bình sẽ là một trọng điểm để địch bắn phá khi địch mở rộng chiến tranh phá hoại.Với nhận định đó, nhân dân Hoà Bình tích cực tăng cường lực lượng vũ trang, củng cố dân quân tự vệ, sẵn sàng đánh trả giặc Mỹ trong bất cứ tình huống nào; tăng cường công tác an ninh, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân; đảm bảo giao thông thông suốt trong điều kiện chiến tranh. Nhận định của Tỉnh uỷ Hoà Bình được Hội nghị Trung ương Đảng tháng 3-1965 soi sáng thêm. Hội nghị Trung ương khẳng định: “Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn”. Nhiệm vụ đặt ra là: “Tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế với tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc, đánh thắng chiến tranh phá hoại... ra sức động viên lực lượng của miền Bắc chi viện cho miền Nam, ra sức giúp đỡ cách mạng Lào”. Quán triệt Nghị quyết Trung ương, tỉnh Hoà Bình đã cụ thể hoá các nhiệm vụ chuyển hướng xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện cả nước có chiến tranh, cụ thể là tiếp tục xây dựng kinh tế - văn hoá xã hội chủ nghĩa, vừa sản xuất tốt, vừa chiến đấu thắng lợi và động viên sức người, sức của chi viện cho đồng bào miền Nam.Vào cuối năm 1964, đế quốc Mỹ ngày càng tăng cường bắn phá Liên khu IV và leo thang chiến tranh ra miền Bắc. Đầu tháng 1-1965, Hội đồng quốc phòng nhà nước quyết định ra sức xây dựng lực lượng vũ trang bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và cáclực lượng hậu bị, sẵn sàng chiến đấu và đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Quân dân Hoà Bình đã từng được tôi luyện, dày dạn trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Nhưng lần này, cuộc chiến đấu không phải diễn ra trên mặt đất, mà lại diễn ra trên bầu trời, chúng ta chưa có kinh nghiệm thực tế đánh trả những máy bay phản lực siêu âm hiện đại nhất của tên đế quốc đầu sỏ. Nhiệm vụ đặt ra đối với toàn Đảng, toàn dân ta là vừa chuẩn bị đánh giặc Mỹ, vừa tiến hành đúc kết kinh nghiệm kịp thời để đánh thắng chiến tranh phá hoại của chúng. Kinh nghiệm kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Hoà Bình giúp quân, dân Hoà Bình nhanh chóng chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, với một niềm tin tuyệt đối, sẵn sàng đánh thắng giặc Mỹ khi chúng xâm phạm bầu trời Hoà Bình. Thực hiện Quyết định của Hội đồng quốc phòng, vào đầu năm 1965, Hoà Bình đã bổ sung quân thường trực tỉnh, thành lập thêm 5 đại đội, trong đó có 4 đại đội công binh. Quân chủ lực tỉnh được trang bị pháo 37 ly. Lực lượng dân quân tự vệ ở các cơ quan, xí nghiệp, các xã được củng cố, những xã trọng điểm được trang bị thêm vũ khí tiểu liên, trung liên, đại liên, 12 ly 7. Năm 1965, số lượng dân quân tự vệ trong tỉnh lên đến 40.200 người, chiếm 14,38% dân số, trong đó có 23,6% là nữ. Lực lượng dân quân tự vệ các xã thường xuyên luyện tập bắn máy bay tầm thấp, cứu thương, phục vụ chiến đấu. Tính tổng số, lực lượng vũ trang trong tỉnh tăng 18 lần so với năm 1964. Ngày 3-5-1965, máy bay phản lực Mỹ F105 đã bắn rốc két xuống kilômét 90 quốc lộ 12A thuộc địa phận xã Ngọc Lương, huyện Yên Thuỷ, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt trên địa bàn Hoà Bình, một trong 94 trọng điểm bắn phá tập trung của máy bay Mỹ. Quân và dân Hoà Bình đã đối mặt trực tiếp với sự phá hoại bằng không quân của giặc Mỹ. Quân và dân Hoà Bình đã sẵn sàng chiến đấu. Các cơ quan, trường học, bệnh viện, xí nghiệp, kho tàng được sơ tán kịp thời. Tại các khu đông dân cư, người già, trẻ em được sơ tán vào rừng. Các tổ cứu thương, cứu hoả, cứu sập được thànhlập và luyện tập. Dọc theo các trục đường 6A, 12A, 12B, 15A, các khu trọng điểm, đông dân cư đều có hầm cá nhân, hầm tập thể, hào giao thông. Lực lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu được tăng cường. Toàn tỉnh thành lập 250 đội cấp cứu, 183 đội tải thương, 2.489 túi thuốc phòng không nhân dân, 250 tổ hoá học, 74 đội công binh sửa chữa đường, cầu, 147 đài quan sát báo động, 128 trận địa chiến đấu. Lực lượng dân quân tự vệ trong tỉnh lên tới 60.576 người. Nhiều đơn vị được trang bị trung liên, đại liên và 12 ly 7. Các vị trí quan trọng như Vụ Bản, Mãn Đức, Dốc Cun, thị xã Hoà Bình, Chợ Bờ, Suối Rút, các bến phà, đầu mối giao thông... đều xây dựng các trận địa, chiến hào, trực chiến ngày đêm. Đến năm 1967, tỉnh thành lập thêm 2 đại đội pháo cao xạ 37 ly, 1 đại đội cao xạ 12 ly 7. Tháng 4-1967, tỉnh thành lập 2 tiểu đoàn chủ lực tỉnh, trong đó xây dựng hoàn chỉnh một tiểu đoàn gồm 500 cán bộ, chiến sĩ để lên đường chi viện cho miền Nam. Quân, dân Hoà Bình đã chăng lưới lửa, kiên quyết đánh trả máy bay Mỹ một khi chúng xâm phạm bầu trời Hoà Bình.Và sự thử thách đầu tiên đã đến. Trong ba ngày 30, 31 tháng 5 và 1 tháng 6-1965, trên 100 lượt máy bay phản lực Mỹ chia thành nhiều tốp liên tiếp ném bom, bắn phá xã Liên Hoà và xã ÂnNghĩa thuộc huyện Lạc Sơn. Phối hợp chặt chẽ với quân chủ lực, dân quân tự vệ Liên Hoà, Ân Nghĩa và các xã lân cận như Vũ Lâm, Yên Lạc, Lạc Thịnh, Nông trường 2-9 đã đánh trả quyết liệt các đợt oanh kích của địch. Trong cuộc chiến đấu này, quân dân Hoà Bình đã lập công lớn. Vào chiều ngày 31-5, dân quân xóm Lục xã Liên Hoà đã dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay phản lực F105D. Đây là lần đầu tiên dân quân Hoà Bình bắn rơi máy bay phản lực bằng súng trường. Thắng lợi của dân quân xã Liên Hoà đã trả lời bằng thực tế câu hỏi: súng trường bộ binh có bắn được máy bay phản lực siêu âm không? Kinh nghiệm và bài học Liên Hoà được phổ biến rộng rãi trong toàn tỉnh, củng cố vững chắc niềm tin vào thắng lợi. Học tập dân quân Liên Hoà, ngày 29-4-1966, đội trực chiến xã Trung Thành, huyện Đà Bắc phục kích sẵn trên đồi 900 đã bắn rơi một máy bay F101. Tên thiếu tá phi công bị bắt sống. Chiến thắng của dân quân, tự vệ Trung Thành càng cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân, dân toàn tỉnh.

           Học tập Liên Hoà, Trung Thành, dân quân các xã đều tổ chức trận địa phục kích, ngày đêm trực chiến trên các đồi cao. Ngày 20-7-1966, đội trực chiến xã Thu Phong, huyện Kỳ Sơn đã dùng súng trường bắn rơi một phản lực F105. Máy bay bốc cháy thiêu sống cả tên giặc lái đại tá phi công. Ngày 30-4-1967, dân quân xã Mường Chiềng lại bắn cháy một phản lực F105 của Mỹ và bắt sống giặc lái. Một số trận đánh và thắng lợi nêu trên mang tính chất tiêu biểu cho tinh thần quyết chiến quyết thắng của lực lượng dân quân, tự vệ Hoà Bình. Cùng hiệp đồng chiến đấu với lực lượng dân quân, tự vệ là lực lượng quân chủ lực của tỉnh. Quân chủ lực của tỉnh là lực lượng chủ công, là quả đấm thép của tỉnh, được trang bị tương đối hiện đại, đã lập chiến công lớn. Tính từ ngày 3-5-1965 đến ngày 1-11-1968, quân và dân Hoà Bình đã đánh trên 1.000 trận, bắn rơi 39 1 máy bay Mỹ, bắt sống một số giặc lái, trong đó tự vệ, dân quân đã bắn rơi 4 chiếc bằng súng bộ binh. Bên cạnh những chiến công trên bầu trời là những chiến công trên mặt đất. Như trên đã nói, Hoà Bình là một trong những trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ. Việc giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm giao thông thông suốt là một mặt trận vô cùng quan trọng. Trong gần 4 năm chiến tranh, đế quốc Mỹ đã dội xuống địa bàn Hoà Bình hàng vạn tấn bom phá, bom bi, bom nổ chậm, bắn hàng ngàn tên lửa cày xới nát các tuyến đường giao thông 6A, 12A, 12B, 21A, phá huỷ các cầu cống, các tụ điểm giao thong, các bến phà để ngăn chặn mọi con đường tiếp viện ra tiền tuyến của dân ta. Thấy rõ âm mưu của địch, tỉnh Hoà Bình luôn coi trọng việc đảm bảo giao thông thong suốt là một mặt trận quan trọng. Lực lượng công binh liên tiếp được bổ sung, tăng cường. Mặt khác, tỉnh phát động phong trào: “ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân làm giao thông”, “ địch phá ta sửa ta đi”. Phong trào đó đã đem lại hai kết quả quan trọng: thứ nhất là đảm bảo giao thông phục vụ tiền tuyến được thông suốt, thứ hai là mở rộng mạng lưới giao thông trong tỉnh qua các đường tránh, đường dự bị, đường mới liên tỉnh, đường liên huyện, liên xã. Trên mặt trận giao thông, tiêu biểu cho tinh thần quyết thắng là 17 nữ chiến sĩ thuộc Cung giao thông Cầu Ốc, phụ trách 11 km đường, trong đó có 3 cầu. Chị em đã bám cầu, bám đường suốt ngày đêm, sửa cầu, đường, rà phá bom nổ chậm, chỉ đường cho xe đi an toàn. Trong suốt gần 4 năm chiến tranh, chị em là “những anh hùng ngã ba Đồng Lộc” của Hoà Bình. Là tỉnh miền núi, gồm nhiều dân tộc, dân số thưa thớt, sức phát triển kinh tế còn non yếu, nhưng Hoà Bình vẫn hết lòng, hết sức chi viện miền Nam với khẩu hiệu: “Thóc thừa cân, quân thừa người”. Hàng vạn thanh niên nam, nữ làm đơn tình nguyện nhập ngũ vào Nam chiến đấu, nhiều bà mẹ lấy máu viết đơn xin cho con đi chiến đấu. Trong 4 năm, Hoà Bình đã động viên trên một vạn thanh niên nam, nữ vào quân đội, đi chiến đấu ở chiến trường. Trong đó, ngoài việc bổ sung cho quân chủ lực, quân địa phương thì Hoà Bình đã tổ chức và huấn luyện 3 tiểu đoàn với 1.500 cán bộ và chiến sĩ trực tiếp bổ sung cho chiến trường miền Nam. Chiến công và những đóng góp to lớn của quân, dân Hoà Bình đã góp phần cùng nhân dân miền Bắc chiến thắng trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ.

          Ngày 1-11-1968, Tổng thống Mỹ Giônxơn buộc phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn việc ném bom, bắn phá và mọi hành động chiến tranh chống nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ năm 1968, sau khi chiến lược“chiến tranh cục bộ” bị phá sản, đế quốc Mỹ phải đương đầu với dư luận Mỹ cực lực phản đối cuộc chiến tranh hao người tốn của ở Việt Nam. Chính phủ Mỹ buộc phải thay chiến lược cũ, bắt đầu thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, nhằm rút dần quân đội Mỹ về nước; mở rộng chiến tranh ra Lào, Campuchia; lợi dụng mâu thuẫn Liên Xô - Trung Quốc hòng cô lập Việt Nam và hạn chế sự ủng hộ của các nước đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Với chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, đế quốc Mỹ đã trang bị cho ngụy quân Sài Gòn những vũ khí hiện đại nhất, đẩy nguỵ quân ra thế chân quân Mỹ tại các chiến tuyến và đương đầu với cuộc chiến đấu quyết liệt của quân và dân miền Nam. Sau gần 4 năm thực hiện, chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” đứng trước nguy cơ bị phá sản hoàn toàn. Nguỵ quyền Sài Gòn cấu xé nhau đang ngày càng sụp đổ. Để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của nguỵ quyền Sài Gòn, Chính phủ Mỹ đã lại nhảy vào chiến tranh. Ngày 6-4-1972, Tổng thống Mỹ Níchxơn ra lệnh huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân Mỹ đánh phá miền Bắc. Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ bắt đầu. Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần này, đế quốc Mỹ đã huy động đến mức cao nhất lực lượng không quân, hải quân Mỹ với những máy bay, tàu chiến hiện đại nhất lúc đó, gồm 1.117 máy bay chiến thuật (bằng 40% lực lượng không quân chiến thuật của Mỹ), 193 máy bay B52 (bằng 45% máy bay B52 của toàn nước Mỹ), 16 tàu chiến ( bằng 3/4 số tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ), trong đó có 6 tàu sân bay ( bằng50% số tàu sân bay của Mỹ ). Mục tiêu đánh phá lần này là toàn bộ miền Bắc, không trừ một địa điểm nào, kể cả các thành phố, thủ đô, điểm đông dân cư, trường học, bệnh viện. Tính chất ác liệt của chiến tranh phá hoại lần thứ hai hơn gấp nhiều lần cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.

          Ngày 11-4, Chính phủ ta ra tuyên bố vềcuộc chiến tranh phá hoại điên rồ lần thứhai của đế quốc Mỹ. Tuyên bố nhấn mạnh: nhân dân Việt Nam quyết đánh, quyết thắng và nhất định sẽ đánh bại hoàn toàn mọi bước phiêu lưu quân sự mới của giặc Mỹ, đánh bại hoàn toàn chính sách Việt Nam hoá chiến tranh. Nhân dân Hoà Bình, với tinh thần cảnh giác thường trực cao, đã sẵn sàng chờ giặc đến là nổ súng đánh trả quyết liệt, kiên quyết bắt sống giặc lái. Và chẳng phải chờ đợi lâu, ngày 10-5-1972, một máy bay bị bắn rơi, giặc lái nhảy dù xuống Lũng Vân, Bắc Sơn thuộc huyện Tân Lạc. Dân quân Lũng Vân đã kịp thời phát hiện, triển khai lực lượng vây bắt giặc lái. Mặc dù thời tiết mưa gió, nhân dân Lũng Vân và các xã lân cận vẫn kiên trì lùng sục, xiết chặt vòng vây, quyết bắt sống giặc lái. Ngày11-5, Mỹ sử dụng trên 120 lần chiếc máy bay phản lực, trực thăng thả hàng trăm tấn bom, bắn xối xả hàng ngàn quả tên lửa xuống trận địa bao vây của quân, dân Tân Lạc hòng làm nản ý chí chiến đấu của quân, dân ta, làm giãn trận địa để hòng cứu viên giặc lái. Nhưng quân, dân Lũng Vân và các xã lân cận kiên cường bám sát trận địa, xiết chặt vòng vây, đánh trả quyết liệt máy bay Mỹ đến cứu viện, đã bắt sống giặc lái với toàn bộ vũ khí và máy móc, trang bị. Liền sau đó, ngày 12-5, một máy bay F4 của Mỹ bị không quân ta bắn cháy. Tên giặc lái nhảy dù xuống xã Bắc Sơn, huyện Tân Lạc. Nhân dân Bắc Sơn, với kinh nghiệm phối hợp cùng nhân dân LũngVân bắt sống giặc lái ngày hôm trước, đã nhanh chóng tóm gọn tên giặc lái, thu toàn bộ vũ khí, thắng lợi của quân và dân Lũng Vân, Bắc Sơn đã nêu một tấm gương cổ vũ rất lớn toàn quân, toàn dân Hoà Bình quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Ngày 12-8-1972, một máy bay do thám không người lái xâm phạm vùng trời Lạc Thuỷ đã bị đội trực chiến xã Lạc Long bắn rơi ngay trên quê hương mình. Đại đội du kích Cù Chính Lan vừa hoàn thành nhiệm vụ từ tiền tuyến lớn trởvề, đã lập công xuất sắc, bắn rơi một phản lực F4 của giặc Mỹ. Tinh thần cảnh giác cao, thường trực chiến đấu của quân, dân Hoà Bình đã góp phần cùng toàn quân, dân miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai điên rồ của đế quốc Mỹ. Trong 12 ngày đêm quân dân ở Hà Nội đương đầu với trận “Điện Biên Phủ trên không”,quân và dân ở Hoà Bình đã liên tiếp lập chiến công lớn: bắn rơi 3 máy bay Mỹ, bắt sống 5 giặc lái. Tiêu biểu cho ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược là cuộc chiến đấu suốt 9 ngày đêm, bất chấp mưa lớn, gió rét của quân, dân xã Hợp Hoà, huyện Lương Sơn. Bị bắn cháy trên bầu trời Hà Nội, hai giặc lái B52 và F111 bay về hướng Hoà Bình và nhảy dù xuống xã Hợp Hoà ngày 21-12. Dân quân Hợp Hoà lập tức phối hợp cùng quân chủ lực huyện triển khai xiết chặt vòng vây. Đế quốc Mỹ cho hàng trăm lần chiếc máy bay đến bắn phá, thả bom hòng giải vây và cứu hai tên giặc lái. Nhưng chúng đã bị thất bại trước tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm của quân, dân Lương Sơn. Ngày 29-12, hai tên giặc lái B52 và F111 đã bị bắt sống cùng vũ khí, trang thiết bị. Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ, quân, dân Hoà Bình đã anh dũng chiến đấu bắn rơi 10 máy bay Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái. Chiến công của quân, dân Hoà Bình đã góp phần cùng quân, dân miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của giặc Mỹ xâm lược. Ngày 30-12-1972, Tổng thống Mỹ Níchxơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc, và ngày 27-1-1973, Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

          Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, cuối tháng 3-1973, tất cả các đơn vị quân viễn chinh Mỹ và một số nước chư hầu đã rút hết về nước. "Thế và lực của cách mạng miền Nam mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào từ 1954 đến nay". Miền Bắc bước vào thời kỳ ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn, tích cực đấu tranh thống nhất đất nước. Nhạy bén với tình hình mới, vào tháng 4-1973, Tỉnh uỷ Hoà Bình đã họp quyết định nhiệm vụ trước mắt của tỉnh là nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh,chuyển hướng các hoạt động từ thời chiến sang thời bình, đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo các yêu cầu tiêu dùng tại chỗ của nhân dân và chi viện miền Nam. Tháng 12-1973, sau khi nhận kế hoạch của Trung ương, tỉnh Hoà Bình đã đề ra nhiệm vụ cụ thể của các dân tộc Hoà Bình trong những năm tới là: “Phát huy cao độ tinh thần cách mạng tiến công, chủ động sáng tạo, tự lực cánh sinh của các cấp, các ngành để tích cực củng cố và phát triển kinh tế, văn hoá trong tỉnh, trọng tâm là các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp địa phương. Tích cực củng cố và phát triển giao thông vận tải để phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất; củng cố và phát triển các ngành giáo dục, y tế, văn hoá, kết hợp chặt chẽ việc phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng”. Chủ trương trên đã được cụ thể hoá thành các chỉ tiêu phấn đấu của các ngành trong tỉnh. Hoà Bình bước vào thời kỳ khôi phục với một cơ sở vật chất rất khiêm tốn. Hoà Bình tuy không còn bị giặc Mỹ bắn phá từ tháng 4 - 1968, nhưng những lực lượng trẻ khoẻ nhất đã rời tay cày, tay búa để cầm súng chiến đấu vẫn chưa thể gác súng để trở về với đồng ruộng, với nhà máy. Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân, dân Hoà Bình vẫn phải chắc tay súng, do vậy, chưa bổ sung được nhiều lực lượng lao động cho sản xuất. Trong những năm khôi phục kinh tế, Hoà Bình vẫn tích cực thực hiện khẩu hiệu “chắc tay súng” và hết sức chi viện miền Nam, hàng năm thực hiện tốt 4 kỳ tuyển quân và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, giữ truyền thống “thóc thừa cân”, “quân thừa người”. Nhân dân Hoà Bình khắc sâu trong lòng bài thơ chúc Tết cuối cùng của Bác Hồ:

Vì độc lập, vì tự do,

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào.

Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,

Bắc - Nam sum họp, Xuân nào vui hơn!

          Theo lời dạy của Bác, toàn thể dân tộc ta đã “đánh cho Mỹ cút” năm 1973, nhưng nguỵ quyền Sài Gòn chưa bị đánh nhào và Bắc - Nam chưa được sum họp. Vì vậy, nhiệm vụ củng cố quốc phòng, tăng cường chi viện cho miền Nam ruột thịt vẫn là nhiệm vụ quan trọng của toàn quân, toàn dân ta. Hoà Bình vốn có truyền thống chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu về sức người và sức của cho chiến trường. Vì vậy, dù trong điều kiện hoà bình, tỉnh vẫn không ngừng củng cố lực lượng quân sự. Đến năm 1974, số lượng dân quân, tự vệ toàn tỉnh chiếm 10,22% dân số, trong đó dân quân tự vệ dân tộc Mường chiếm4,3%, dân tộc Thái chiếm 1,4%. Lực lượng dân quân, tự vệ vẫn duy trì kế hoạch thường xuyên luyện tập. Tỉnh đã phát động phong trào xây dựng “Đơn vị quyết thắng”, “Chiến sĩ quyết thắng” trong toàn lực lượng vũ trang địa phương. Cho đến năm 1975, toàn tỉnh có 386 đơn vị đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trên 3.000 chiến sĩ thi đua, 29 chiến sĩ quyết thắng. Đây là sự chuẩn bị để một khi các chiến sĩ dân quân được động viên vào quân chính quy là có thể chiến đấu trực tiếp ngay. Trong ba năm từ năm 1973 đến ngày 30-4-1975, tỉnh đã thực hiện 9 đợt tuyển quân và giao quân vượt kế hoạch và thời gian, quân số có chất lượng. Đợt tuyển quân tháng 3-1975, Hoà Bình đã tiễn 553 chiến sỹ nhập ngũ, đạt 105,6% kế hoạch, là một trong 6 tỉnh miền Bắc đạt xuất sắc trong đợt tuyển quân năm 1975. Các huyện, thị đều nhận được bằng khen của Quân khu. Từ năm 1973 đến tháng 4-1975, trung bình mỗi năm có gần 3.000 thanh niên nam nữ Hoà Bình nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Theo tài liệu tổng kết của Đảng bộ tỉnh Hoà Bình, từ năm 1970 đến năm 1975, nhân dân Hoà Bình đã tiễn đưa 2 tiểu đoàn, 9 đại đội bộ binh, 1 đơn vị du kích tập trung, 1 đội dân công hoả tuyến lên đường vào chiến trường B và chiến trường C (chiến trường Lào). Hàng trăm chiến sĩ con em các dân tộc Hoà Bình đã chiến đấu dũng cảm, đạt danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Chiến sĩ thi đua”, “Anh hùng lực lượng vũ trang”. Hai liệt sĩ Bùi Văn Hợp, Bùi Văn Nên được tuyên dương“Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam”. Ngoài sức người, nhân dân Hoà Bình tuy nghèo nhưng tự nguyện thắt lưng buộc bụng, tiết kiệm để đóng góp cho Nhà nước. Năm 1972, các dân tộc Hoà Bình đã đóng góp nghĩa vụ lương thực vượt năm 1971 là 36%. Các năm sau đều vượt các năm trước. Lòng yêu nước của nhân dân Hoà Bình đã viết nên trang vàng truyền thống chống xâm lược, vì độc lập, tự do của các dân tộc Hoà Bình. Dù là một tỉnh nhỏ, dân không đông, đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng nhân dân các dân tộc Hoà Bình đã đóng góp hết sức mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

          Có thể nói, thời kỳ 1972-1975, là thời kỳ ở miền Bắc vừa có chiến tranh vừa có hòa bình, từ thời bình chuyển sang thời chiến, từ thời chiến chuyển sang thời bình. Trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của địa phương có nhiều thuận lợi nhưng đồng thời có không ít khó khăn, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh chuyển hướng kịp thời đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới. Vượt lên trên những khó khăn thử thách trong từng thời kỳ lịch sử, Đảng bộ và nhân dân Hòa Bình đã tiến một bướcdài trên con đường xây dựng và phát triển kinh tế, làm tròn nhiệm vụ đối với tiền tuyến. Có hiểu hoàn cảnh cụ thể của tỉnh trong giai đoạn 1972-1975 mới thấy hết ý nghĩa của những thành tựu mà quân và dân các dân tộc đã giành được. Những thành tựu đó góp phần quan trọng để xây dựng Hòa Bình thành một tỉnh giàu về kinh tế, vững về chính trị, văn minh lịch sử và văn hóa - một trong những cửa ngõ quan trọng của Thủ đô Hà Nội.

          Ba mươi năm (1945-1975), một chặng đường ngắn ngủi so với lịch sử chung của cả dân tộc, nhưng đây là chặng đường đấu tranh cách mạng quyết liệt để bảo vệ nền độc lập, bảo vệ chế độ mới của Đảng ta, nhân dân ta, trong đó có Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Trong chặng đường lịch sử này, cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Hòa Bình đã không ngừng vươn lên về mọi mặt, nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, đoàn kết chặt chẽ, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt qua mọi khó khăn thử thách cùng cả dân tộc, lập nên những kỳ tích đáng tự hào trong sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Thành tựu trên chặng đường lịch sử 1945-1975 là kết quả được đổi bằng mồ hôi, công sức và cả máu của bao đồng bào, đồng chí. Với những thành tựu trong 30 năm, với sức mạnh truyền thống và những kinh nghiệm quý báu tích lũy được, Đảng bộ và nhân dân Hòa Bình sẽ vượt qua mọi khó khăn gian khổ, giành được những thắng lợi rực rỡ trên từng bước đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.

(Còn nữa)

Liên kết web :
Đang online : 7
Hôm nay : 1171
Tháng hiện tại : 21229
Tổng lượt truy cập : 1401869